Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) khiến cho hàng triệu người chết, bị thương và vẫn chưa chấm dứt với Thỏa thuận đ́nh chiến đă bị Triều Tiên hủy bỏ.
|
Loại máy bay ném bom B-29 của Mỹ từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên.
|
Chiến sự nổ ra vào ngày 25/6/1950, khi Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên) chủ động tấn công Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc).
Cuộc chiến mở rộng qui mô và mức độ khốc liệt, khi lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ) do Mỹ cầm đầu và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tham chiến. Chiến cuộc kết thúc khi hai bên đạt được Thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 27/7/1953.
Bối cảnh lịch sử
Ngày 6/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và bắt đầu tấn công phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Như đă thỏa thuận với Mỹ, quân đội Liên Xô dừng lại ở vĩ tuyến 38 và quân đội Mỹ chiếm phần phía nam của bán đảo Triều Tiên đầu tháng 9/1945.
Liên Xô đồng ư lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân giới tạm thời giữa hai vùng chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên.
Tháng 12/1945, Mỹ và Liên Xô thỏa thuận Triều Tiên sẽ độc lập sau 4 năm quốc tế giám sát. Tuy nhiên, cả Mỹ lẫn Liên Xô đều đă cho phép một chính phủ do người Triều Tiên lănh đạo quản lư những vùng mà hai nước này cai quản. Năm 1949, cả hai lực lượng của Liên Xô và Mỹ rút khỏi bán đảo Triều Tiên.
V́ dân số của miền Nam đông gấp đôi so với dân số miền Bắc, nên Triều Tiên tham gia tổng tuyển cử thống nhất hai miền.
Bắt đầu cuộc chiến
Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày 25/6/1950.
Được trang bị tốt với 135.438 binh sĩ và 242 xe tăng (trong đó có 150 xe tăng T-34 của Liên Xô chế tạo), quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích Yak và 70 máy bay ném bom tấn công.
Quân đội Nam Triều Tiên có 64.697 binh sĩ được quân đội Mỹ huấn luyện và trang bị nhưng chỉ có vũ khí hạng nhẹ, không có xe tăng và rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Nam Triều Tiên cũng không có máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ vũ khí chống tăng nào.
Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Hàn Quốc rút lui hoặc đào ngũ hàng loạt. Các lực lượng Triều Tiên chiếm được Seoul trưa ngày 28/6/1950.
Phản ứng của phương Tây
Việc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc đến rất bất ngờ đối với Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.
Ngay ngày chiến tranh bắt đầu, Liên Hợp Quốc nhanh chóng thảo ra Nghị quyết số 82 kêu gọi: chấm dứt tất cả các hoạt động thù địch và Triều Tiên rút lui về vĩ tuyến 38; yêu cầu tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc ủng hộ nghị quyết này và tự kiềm chế không giúp đỡ chính phủ riều Tiên. Nghị quyết 82 đă được thông qua dễ dàng tại Hội đồng Bảo an do có sự vắng mặt tạm thời của Liên Xô.
Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân LHQ là Lực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của Mỹ, một phần tử của Sư đoàn bộ binh ố 24 của Mỹ đóng ở Nhật Bản. Ngày 5/7, lực lượng này tham chiến ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Đến tháng 8/1950, các lực lượng Hàn Quốc và Quân đoàn 8 Mỹ đă bị dồn vào một khu vực nhỏ cạnh thành phố Pusan.
|
Diễn biến của Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
|
Các máy bay Mỹ ráo riết ném bom các kho tiếp liệu chính, phá hủy các nhà máy lọc dầu hải cảng… Lực lượng Triều Tiên đă bị kéo giăn ra trên toàn bán đảo.
Các tiểu đoàn xe tăng Mỹ từ San Francisco được cấp bách đưa vào Triều Tiên. Đến cuối tháng 8/1950, Mỹ có trên 500 xe tăng hạng trung tại Vành đai Pusan. Đầu tháng 9, các lực lượng LHQ và Hàn Quốc mạnh hơn và đông hơn lực lượng Triều Tiên (đồng minh 180.000 quân so với Bắc Triều Tiên 100.000 quân). Vào thời điểm đó, đồng minh bắt đầu một cuộc phản công.
Để giảm sức ép đối với Vành đai Pusan, Tướng MacArthur, Tổng tư lệnh lực lượng LHQ tại Triều Tiên, đă ra lệnh tiến hành một cuộc đổ bộ vào phía sau pḥng tuyến của Triều Tiên tại Incheon, gần Seoul. Lực lượng đổ bộ chỉ vấp phải sự chống trả yếu ớt. Tướng MacArthur nhanh chóng tái chiếm Seoul và Quân đội Triều Tiên gần như bị cắt đứt, nhanh chóng rút lui về phía Bắc.
Lực lượng Liên Hiệp Quốc đă đẩy lui quân Triều Tiên về vĩ tuyến 38, tiếp tục tiến quân về phía Bắc và chiếm được B́nh Nhưỡng ngày 19/10/1950. Đến cuối tháng 10, quân đội Triều Tiên tan ră nhanh chóng và quân LHQ bắt được 135.000 tù binh.
Chí nguyện quân Trung Quốc tham chiến
Trung Quốc cảnh cáo Mỹ rằng nước này sẽ can thiệp để bảo vệ an ninh quốc gia.
Một ngày sau khi quân đội Mỹ vượt vĩ tuyến 38, Chủ tịch Mao Trạch Đông ra lệnh tập kết Chí nguyện quân ở sông Áp Lục, sẵn sàng vượt sông.
Quân Trung Quốc đụng độ với quân Mỹ ngày 25/10/1950, với 270.000 quân dưới quyền Tư lệnh Bành Đức Hoài.
Cuối tháng 11, Chí nguyện quân Trung Quốc hoàn toàn áp đảo các sư đoàn Hàn Quốc và giáng một đ̣n chí tử vào sườn các lực lượng c̣n lại của Liên Hợp Quốc. Thất bại của Quân đoàn 8 đă tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của một đơn vị quân đội Mỹ trong lịch sử. Các lực lượng LHQ tiếp tục rút lui đến pḥng tuyến chạy dài từ phía Nam Suwon (ở miền Tây), Wonju (ở miền Trung) và Bắc Samchok (ở miền Đông). Quân Trung Quốc đă gặp nhiều khó khăn về tiếp tế khi tiến ra xa Seoul.
Ngày 7/3/1951, Quân đoàn 8 đă đánh bật các lực lượng Trung Quốc và Triều Tiên ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ.
Các lực lượng Liên Hiệp Quốc tiếp tục tiến công cho đến khi họ tới được pḥng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía Bắc.
Với việc LHQ chấp thuận đề nghị ngừng bắn của Ấn Độ, lệnh ngừng bắn được thiết lập vào ngày 27/7/1953 vào thời điểm chiến tuyến quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và v́ vậy một vùng phi quân sự được thiết lập.
Thương vong
Theo Tuyên bố chung sau chiến tranh do Chí nguyện quân Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên công bố, 1,09 triệu quân địch đă bị loại khỏi ṿng chiến - bao gồm 390.000 quân của Mỹ, 660.000 quân Hàn Quốc và 29.000 quân các nước khác.
Quân Chí nguyện bị thiệt hại tổng cộng: 148.000 người chết (trong đó có 114.000 tử trận, 21.000 chết sau khi được cấp cứu, 13.000 chết v́ bệnh tật) và số người bị thương là 380.000 người cùng với 29.000 người mất tích. Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 290.000 binh sĩ thương vong và 90.000 bị bắt.
Chiến tranh Triều Tiên đă gây thiệt hại nặng nề cho cả hai miền Triều Tiên.
Ngày nay, kinh tế Triều Tiên bị sa sút nghiêm trọng, trong khi kinh tế của Hàn Quốc phát triển mạnh. Theo ước tính của CIA, GDP của Triều Tiên hiện chỉ vào khoảng 40 tỉ USD, bằng 3,34% GDP của Hàn Quốc (1.196 tỉ USD). Thu nhập b́nh quân đầu người của Triều Tiên là 1.800 USD, chỉ bằng 7,35% thu nhập b́nh quân đầu người/năm của Hàn Quốc (24.500 USD).
theo KT