V́ vô số những định kiến xă hội, v́ thấp cổ bé họng, hàng ngh́n phụ nữ Việt Nam cắn răng chịu đựng bạo hành gia đ́nh. Với họ, thà sống trong im lặng với đ̣n roi, sỉ nhục, của chồng, c̣n hơn là phải ra ṭa ly hôn.
Sống trong im lặng
Đó là chia xẻ đầy trăn trở của GS TS Lê Thị Quư, Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển về vấn đề bạo hành gia đ́nh. Thực tế số đông phụ nữ im lặng trước bạo lực không khiến bà ngạc nhiên. Trái lại, bà hiểu những lư do thầm kín khiến số đông phụ nữ hành động như vậy. “Người phụ nữ thấp cổ bé họng, sợ mang tiếng, sợ con cái khổ…. Họ cắn răng chịu đựng bạo lực gia đ́nh, dù được hỏi cũng không nói” – GS Lê Thị Quư xót xa nói.
Kinh nghiệm 24 năm lăn lộn với vấn đề bạo lực gia đ́nh từ khi vấn đề này c̣n là vấn đề nhạy cảm, né tránh ở Việt Nam cho bà biết điều đó.
10 năm điều hành Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, nay là Viện nghiên cứu Giới và Phát triển, GS TS Lê Thị Quư đă tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngh́n vụ bạo lực gia đ́nh trên khắp Việt Nam. Đau đớn về mức độ khủng khiếp của bạo lực gia đ́nh, mà trong đó, phần nhiều phụ nữ là nạn nhân, bà đă hoạt động không mệt mỏi nhằm ngăn chặn bạo hành gia đ́nh, thúc đẩy ra đời Luật Pḥng chống bạo lực gia đ́nh ở Việt Nam. Khi Luật ra đời bà lại cùng cán bộ Viện đi nhiều nơi trong cả nước thúc đẩy việc thi hành Luật. Là một nhà khoa học, song bà cũng nhiều lần không cầm được nước mắt v́ những bi kịch gia đ́nh này.

Ám ảnh chuyện bị chồng bạo hành (nguồn: Internet)
“Có những câu chuyện bạo hành mà tôi không muốn nhớ lại, và cũng không biết có nên để công chúng biết đến, bởi mức độ dă man, khủng khiếp, suy đồi đạo đức của nó. Song đó lại là những chuyện ám ảnh nhất!” – bà Quư tâm sự.
Bà buồn bă kể về sự việc thương tâm diễn ra năm 2009 tại một t́nh miền núi phía Bắc: “Đó là một đôi vợ chồng nghèo, người vợ là người dân tộc, c̣n người chồng là một con nghiện ma túy. V́ nghiện ngập, những lúc bí bách, anh ta thường xuyên đánh đập, hành hạ vợ. Cao điểm là lần người chồng kéo một đám bạn nghiện khoảng 6 – 7 người về nhà, bắt vợ nấu cháo gà cho cả nhóm ăn. Sau khi ăn cháo xong, tên chồng thú tính lao vào cưỡng bức vợ đồng thời để cho cả đám bạn thay nhau thỏa măn thú tính với chính vợ ḿnh.
Người vợ bất hạnh v́ xấu hổ, v́ sợ hăi cắn răng chịu đựng, không dám và không biết nhờ đến pháp luật, chính quyền. Sau một thời gian sống trong đau khổ, hoảng loạn chị bị tâm thần, đến lúc ấy chính quyền, đoàn hội phụ nữ mới vào cuộc nhưng đă muộn…”
Muốn hành hạ vợ đến chết để trả thù bố vợ
Một người đàn bà 15 năm chịu đựng sự ngược đăi dă man, vô lư của chồng. Sự im lặng biến bà thành một phụ nữ luôn yếu ớt, sợ sệt, người đầy vết thương mới cũ, vết nọ đè vết kia… Đó là chuyện bi phẫn đầy nước mắt ở một tỉnh miền Trung.
“Lần tôi được tiếp xúc với chị, chị vừa bị chồng hất nguyên một nồi cám lợn đang nấu vào người. Hôm ấy, một ngày mưa tầm tă, thấy người lạ, chị co rúm người lại, sợ hăi, mặt mũi xanh lét… Măi sau, chị mới lặng lẽ vén áo lên cho tôi xem, th́ thật thương tâm, bụng chị nham nhở vết bỏng, vết thương. Chị cho biết, đă bị chồng đánh đập cả 15 năm nay, cứ ba ngày hắn lại đánh chị một lần, không cần lí do. Với được cái ǵ hắn đánh chị bằng cái đó. Có khi đang yên lành, nhớ ra là “lịch” đánh vợ, hắn hung bạo nhào đến đẩy vợ xuống ao” – GS Quư nhớ lại.

ảnh minh họa
Không thể chịu đựng nổi, bà nhanh chóng phối hợp với đồng nghiệp ở tổ chức giúp đỡ Việt Nam của Bắc Âu (NAV) và hội phụ nữ địa phương đưa người phụ nữ cùng các con ra Ngôi nhà b́nh yên – địa chỉ lánh nạn cho phụ nữ bạo hành ở Hà Nội.
Măi sau này, người chồng mới thú nhận nguyên nhân khiến hắn hành hạ vợ không ghê tay. “Hóa ra, v́ khi cha đẻ của vợ chia tài sản, ông chỉ chia cho con trai mà không chia phần cho con gái. Cay cú v́ ḿnh không có phần, hắn đă thề phải trả thù bố vợ không chia tài sản bằng cách “hành hạ vợ đến chết th́ thôi”!”
Lời thú nhận hèn hạ, dă man ấy khiến bà rùng ḿnh! Những câu chuyện, những nhân vật mà bà được tiếp xúc trong quá tŕnh làm điều tra, nghiên cứu đă tự nó chứng minh một thực tế: Nhiều đàn ông vẫn tự cho ḿnh có quyền đánh vợ. Và sự im lặng của người vợ bị bạo hành chỉ càng đẩy bi kịch của họ đến không có lối thoát.
Minh Tâm