Richard Nixon 'suưt bị tội 'phản quốc' - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-22-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,408
Thanks: 11
Thanked 13,573 Times in 10,839 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Richard Nixon 'suưt bị tội 'phản quốc'

Giải mật các băng ghi âm điện đàm của Tổng thống Lyndon Johnson cung cấp một cái nh́n mới vào thế giới của ông.

Trong số những tiết lộ cho thấy Johnson đă lên kế hoạch chi tiết tham dự Hội nghị đề cử ứng viên tranh cử Tổng thống cho Đảng Dân chủ năm 1968 để định tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào ghế tổng thống ra sao.



Tổng thống Lyndon Johnson cầm quyền từ 11/1963-01/1969

Và ông đă bắt quả tang Richard Nixon phá hoại các cuộc ḥa đàm với Việt Nam như thế nào... nhưng rút cuộc đă không nói ǵ.

Sau khi vụ bê bối Watergate dạy cho Richard Nixon một bài học về hậu quả của việc ghi âm các cuộc đàm thoại ở Nhà Trắng ra sao, không người nào kế vị Nixon dám làm điều đó.

Thế nhưng, Nixon không phải là người đầu tiên. Ông đă lấy ư tưởng từ người tiền nhiệm của ḿnh, Lyndon Johnson, người cảm thấy "có nghĩa vụ" cho phép các nhà sử học sau này nắm được các sự kiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

"Chúng sẽ cung cấp cho sử học những chuyện thâm cung," Johnson nói với vợ của ông, đệ nhất phu nhân Bird.

Các băng ghi âm được thư viện Lyndon Baines Johnson công bố đợt gần nhất ghi lại các sự kiện của năm 1968, và cho phép chúng ta biết được các cuộc nói chuyện riêng của Johnson vào lúc Đảng Dân chủ của ông bị chia rẽ bởi vấn đề Việt Nam.

Hội nghị của đảng dân chủ năm 1968 nhóm tại Chicago tỏ ra hoàn toàn 'hỗn độn'.

Hàng ngàn người biểu t́nh chống chiến tranh đă xung đột với cảnh sát của Thị trưởng Richard Daley, đ̣i đảng này phải từ bỏ chiến lược chiến tranh Việt Nam của ông Johnson.

Và khi những người biểu t́nh nói vào mặt cảnh sát với những tiếng hô: "Cả thế giới đang theo dơi các anh đấy!" th́ có một người đàn ông đă theo dơi sự kiện này một cách rất chặt chẽ.

'Kế hoạch bất thành'

Johnson tại trang trại của ông ở Texas, loan bố vào năm tháng trước đó rằng ông sẽ không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai.

Lyndon Johnson bước vào Nhà Trắng năm 1963 kế vị Tổng thống John Kennedy bị ám sát cùng năm

Lyndon Johnson bước vào Nhà Trắng năm 1963 kế vị Tổng thống John Kennedy bị ám sát cùng năm

Tổng thống đă bị kinh hoàng trước bạo lực và mặc dù nhiều người trong số nhân viên của ông đứng về phía các sinh viên từng nói với ông rằng cảnh sát phải chịu trách nhiệm về "vụ lạm quyền kinh tởm của cảnh sát," th́ Johnson vẫn nhấc điện thoại lên, ra lệnh cho máy ghi chép bắt đầu ghi âm và chúc mừng thị trưởng Daley về cách giải quyết cuộc biểu t́nh.

Tổng thống lo sợ các đại biểu dự hội nghị của đảng sắp từ chối chính sách chiến tranh của ông và lựa chọn người kế nhiệm của ông là Hubert Humphrey.

V́ vậy, ông thực hiện một loạt các cuộc gọi đến các nhân viên của ông tại hội nghị để phác thảo một kế hoạch đáng kinh ngạc. Ông lên kế hoạch rời khỏi Texas và bay tới Chicago.

Sau đó, ông dự định sẽ tham dự hội nghị này và thông báo ông bước ra tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai.

Kế hoạch này có thể đă làm biến đổi cuộc bầu cử năm 1968. Các cố vấn của ông đă thề giữ bí mật và thậm chí Đệ nhất phu nhân Bird cũng không biết những ǵ mà chồng của bà đang cân nhắc.

Qua các băng âm thanh của Nhà Trắng, chúng ta biết rằng Johnson đă muốn biết từ ông Daley có bao nhiêu đại biểu sẽ hỗ trợ khi ông ra ứng cử. Tổng thống Johnson chỉ muốn trở lại cuộc đua nếu Daley có thể đảm bảo rằng đảng sẽ nắm tay nhau hậu thuẫn cho ông.

Họ cũng thảo luận xem liệu chiếc trực thăng của tổng thống, Marine One, có thể hạ cánh trên sân thượng khách sạn Hilton hay không hầu dĩ tránh được những người biểu t́nh chống chiến tranh.

Daley đă đảm bảo với Johnson rằng sẽ có đủ đại biểu ủng hộ việc đề cử của ông, thế nhưng kế hoạch này đă bị ‘xếp xó’ sau khi cơ quan mật vụ cảnh báo Tổng thống rằng họ không thể đảm bảo an toàn cho ông.

'Phá hoại ḥa đàm'

Richard Nixon bị cáo buộc đă "đi đêm" với chính quyền Sài G̣n của Tổng thống Thiệu trước cuộc bầu cử tồng thống

Ư tưởng Johnson có thể trở thành ứng viên được đảng đề cử, mà không phải là Hubert Humphrey, chỉ là một trong rất nhiều những bí mật lọt ra từ các cuộn băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc.

Đặc biệt, các cuốn băng c̣n làm sáng tỏ một vụ bê bối, mà nếu được biết đến ngay vào thời điểm đó, th́ nó đă có thể đánh ch́m vụ ra ứng cử tổng thống của ứng viên thuộc đảng Cộng ḥa, ông Richard Nixon.

Vào thời điểm của cuộc bầu cử vào tháng 10/ 1968, Johnson đă có bằng chứng về việc Nixon phá hoại các cuộc ḥa đàm về chiến tranh Việt Nam – hay, như chính cách ông nói, rằng Nixon đă "phạm tội phản quốc" và có "bàn tay dấy máu".

Cựu phóng viên của BBC tại Washington, Charles Wheeler đă biết được điều này vào năm 1994 và ông đă tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhân viên chủ chốt của tổng thống Johnson, như Bộ trưởng Quốc pḥng Clark Clifford và cố vấn an ninh quốc gia Walt Rostow.

Nhưng vào thời điểm các cuốn băng được giải mật vào năm 2008, tất cả các nhân vật chính đều đă chết, kể cả phóng viên Wheeler.

Nay lần đầu tiên, toàn bộ câu chuyện có thể được kể công khai.

Chuyện bắt đầu vào mùa hè năm 1968.

Nixon sợ một bước đột phá tại Ḥa đàm Paris có thể dẫn tới một thương lượng để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, và ông biết rằng điều này sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông.

'Điều Nixon sợ'

V́ vậy, ông thiết lập một kênh liên lạc bí mật bao gồm cả bà Anna Chennault, nữ cố vấn cao cấp cho chiến dịch tranh cử.

Tại một cuộc họp vào tháng Bảy ở tư gia của Nixon tại New York, đại sứ Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Ḥa) được cho biết bà Chennault đại diện cho Nixon và phát ngôn cho chiến dịch tranh cử của ông.

Nếu có bất kỳ thông điệp cần thiết nào tới tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Thiệu, th́ lời nhắn sẽ thông qua bà Chennault.

Phóng viên Wheeler của BBC tại Washington đă phỏng vấn nhiều quan chức cao cấp dưới quyền tổng thống Johnson

Vào cuối tháng 10/1968, đă có những nhượng bộ lớn từ Hà Nội hứa cho phép các cuộc đàm phán quan trọng được tiến hành tại Paris – những nhượng bộ vốn có thể biện minh cho việc Johnson kêu gọi tạm ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc Việt Nam. Đây chính là điều mà Nixon e sợ.

Bà Anna Chennault đă được phái đến Đại sứ quán Việt Nam Cộng Ḥa với một thông điệp rơ ràng: chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa nên rút khỏi các cuộc đàm phán, từ chối thỏa thuận với Johnson, và nếu Nixon đắc cử, họ (chính quyền của ông Thiệu) sẽ có được một thỏa thuận tốt hơn.

V́ vậy, chính vào đêm mà Johnson công bố kế hoạch của ông về việc ngừng ném bom, th́ tổng thống được tin miền Việt Nam Cộng Ḥa rút lui khỏi cuộc ḥa đàm.

Thực ra, ông cũng đẫ được cho biết lư do. FBI đă nghe trộm cuộc điện đàm của đại sứ (Việt Nam Cộng Ḥa) và một bản gỡ băng nội dung cuộc gọi của Anna Chennault đă được gửi tới Tòa Bạch Ốc.

Trong một điện đàm, bà nói với vị đại sứ "chỉ cần chờ cho tới sau cuộc bầu cử".

'Phản ứng Johnson'

Johnson được Bộ trưởng Quốc pḥng Clifford cho hay rằng sự can thiệp này là bất hợp pháp và đe dọa cơ hội cho ḥa b́nh.

Trong một loạt các cuốn băng ghi âm quan trọng từ Nhà trắng, chúng ta có thể nghe thấy phản ứng của Johnson với tin này.

Trong cuộc gọi đến Thượng nghị sỹ Richard Russell, ông nói: "Chúng ta nhận thấy rằng người bạn của chúng ta, ứng viên đảng Cộng Ḥa, người bạn California của chúng ta, đă dạo chơi hóng gió ở ngoại ô với cả kẻ thù và bè bạn của chúng ta, ông ấy đă làm công việc đó thông qua các nguồn khá ngầm. Bà Chennault cảnh báo miền Nam Việt Nam không dính vào động thái này của Johnson ".

Ḥa đàm Paris về chiến tranh VN

Ḥa đàm Paris được cho là có thể kết thúc sớm vào năm 1968 nếu 'phe bồ câu' nắm quyền ở Nhà trắng thay v́ Nixon

Tổng thống liền ra lệnh rằng chiến dịch tranh cử của Nixon được đặt dưới sự giám sát của FBI và yêu cầu được biết nếu đích thân ông Nixon can dự.

Khi ông được biết vụ này được chính ứng viên tổng thống của đảng Cộng ḥa dàn dựng, tổng thống triệu tập Thượng nghị sĩ Everett Dirksen, lănh đạo đảng Cộng ḥa tại Thượng viện, để chuyển một thông điệp đến Nixon.

Tổng thống đă biết điều ǵ đang xảy ra, Nixon nên rút lại và việc tránh né có thể dẫn tới tội phản quốc.

'Đạo đức giả chính trị'

Về mặt công khai, Nixon cho thấy ông không biết v́ sao Việt Nam Cộng Ḥa lại rút khỏi các cuộc đàm phán. Ông thậm chí c̣n đề nghị tới Sài G̣n để đưa họ trở lại bàn đàm phán.

Johnson cảm thấy đó là biểu hiện cuối cùng của đạo đức giả chính trị nhưng trong các cuộc gọi được ghi âm với Clifford, họ thể hiện quan ngại rằng nếu vụ việc được đưa ra công khai, sẽ phải tiết lộ rằng FBI đă nghe lén điện thoại của đại sứ (Việt Nam Cộng Ḥa) và rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đă lọc các thông tin liên lạc của ông này với Sài G̣n.

Chính v́ vậy, họ đă quyết định không nói ǵ.

Tổng thống có cho Humphrey biết và cho ông này đủ thông tin để đánh ch́m đối thủ của ḿnh.

Nhưng sau đó, một vài ngày trước khai mạc bầu cử, Humphrey nói với tổng thống, ông đă thu hẹp khoảng cách với Nixon và sẽ giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống.

'Leo thang chiến tranh'

V́ vậy, Humphrey đă quyết định rằng sẽ là quá nhiều đối với cả nước khi buộc tội những ứng viên của Đảng Cộng ḥa phản quốc, trong khi đảng Dân chủ 'đằng nào' cũng sẽ thắng.

Nixon đă kết thúc chiến dịch tranh cử của ông bằng cách đặt vấn đề rằng các chính sách chiến tranh của chính quyền Johnson là hỗn độn. Rằng chính quyền thậm chí sẽ không thể đưa được Việt Nam Cộng Ḥa vào bàn đàm phán.

Tổng thống Nixon đă "leo thang" chiến tranh ở Đông Dương khi mở rộng cuộc chiến sang Lào và Campuchea

Nixon đă thắng với ít hơn 1% số phiếu phổ thông.

Khi đă vào nhiệm sở ở Tòa Bạch Ốc, ông leo thang chiến tranh sang Lào và Campuchea, với sự mất mát thêm của 22.000 nhân mạng Mỹ, trước khi cuối cùng giải quyết cuộc chiến qua một thỏa thuận ḥa b́nh vào năm 1973, một thỏa thuận đáng lẽ đă ở trong tầm tay vào năm 1968.

Băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc cùng các cuộc phỏng vấn với các thành viên then chốt của chính quyền do nhà báo Charles Wheeler thực hiện đã cho một cái nh́n sâu sắc chưa từng có vào vụ việc.

Tất cả cho thấy Johnson đă xử lư một loạt các cuộc khủng hoảng làm rung chuyển nhiệm kỳ tổng thống của ông như thế nào.

Nhưng “đáng buồn thay”, chúng ta nay sẽ không bao giờ có được cái nh́n thâm cung bí sử như thế một lần nữa.

Nguồn: BBC
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	10
Size:	21.2 KB
ID:	453093
 

Tags
'suưt bị tội ', phản quốc', Richard Nixon
User Tag List


Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:38.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06121 seconds with 12 queries