Công Giáo tiếp tục gây áp lực
SÀI G̉N (NV) - Đă có hơn 10,000 người Việt ở cả trong lẫn ngoài nước kư tên vào bản kiến nghị do 72 nhân sĩ trí thức soạn thảo đ̣i sửa bản hiến pháp 1992 và qua đó đ̣i từ bỏ quyền lănh đạo tuyệt đối của đảng CSVN.
Giáo dân nhà thờ chính ṭa Hà Nội dự thánh lễ chiều Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, với ảnh và lời chào mừng tân Giáo Hoàng Francis treo ở tiền diện. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đă đưa lời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN bỏ điều 4 hiến pháp. (H́nh: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Theo công bố trên trang mạng Bauxite Việt Nam, tính đến ngày 19 Tháng Ba, đă có 10,412 người kư tên vào ‘bản kiến nghị về sửa đổi hiến pháp 1992’ mà nhiều người quen gọi là ‘bản kiến nghị 72’.
Bản kiến nghị này gồm nhiều điểm, tuy nhiên quan trọng nhất là việc đ̣i bỏ điều 4 hiến pháp và trả lại cho người dân quyền sở hữu đất đai. Ngay sau khi công bố, bản kiến nghị đă nhận được sự hưởng ứng của nhiều tầng lớp dân chúng cả trong lẫn ngoài nước.
Điều này khiến cho các lănh đạo chóp bu ở Hà Nội lo ngại và ngay cả tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng phải lên tiếng chỉ trích.
Trong một diễn biến khác, cũng đă có hơn 7,000 người kư tên vào ‘Bản tuyên bố của các Công Dân Tự Do’ cũng đ̣i bỏ điều 4 hiến pháp và muốn tổ chức một hội nghị lập hiến, ủng hộ đa nguyên, đa đảng...
Bản tuyên bố này xuất hiện sau sự kiện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia Đ́nh & Xă Hội công khai chỉ trích tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng rồi sau đó bị sa thải.
* Công Giáo tiếp tục gây áp lực
Hôm 1 Tháng Ba, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă gửi một bản góp ư kiến sửa đổi Hiến Pháp theo lời kêu gọi của Quốc Hội, trong đó, yêu cầu tam quyền phân lập và chính quyền phải do nhân dân trực tiếp bầu lên qua cuộc bầu cử, tức không dành quyền cai trị cho một đảng độc tài như hiện nay.
Lần đầu tiên, người ta thấy Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), cơ quan cao nhất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chính thức lên tiếng về chuyện chính trị quốc gia, nhất là lại đ̣i đảng CSVN trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân.
Tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi này, ngày 15 Tháng Ba năm 2013, Tổng Giám Mục Kontum Micae Hoàng Đức Oanh và Phêrô Trần Thanh Chung đă gửi thông báo cho gần 250 ngàn giáo dân trong giáo phận về việc góp ư sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong thông báo có viết: “Chúng ta cần ư thức tầm quan trọng của lần sửa đổi Hiến Pháp này và tích cực góp ư cách chân thành. Đừng ngây thơ, đừng lừa phỉnh ai mà cũng không để ai phỉnh lừa ḿnh! Anh chị em hăy học tập, nắm vững và phổ biến rộng răi bản góp ư của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đây là một văn bản lịch sử, nói lên được những điểm căn bản của một Hiến Pháp do dân, cho dân và v́ dân.”
Bản thông báo nhấn mạnh, “Kể từ ngày lịch sử, 1 tháng 3 năm 2013, ngày Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam công bố ‘Bản sửa đổi Hiến pháp Việt Nam’, một luồng gió mới đă thổi vào đầu, vào tim, vào phổi đông đảo anh chị em chúng ta! Tất cả đều đồng t́nh, phấn khởi, tin tưởng và nồng nhiệt hưởng ứng lời kêu gọi của các giám mục”.
Cùng với tổng giám mục Kontum, trước đó văn pḥng tổng giám mục Xuân Lộc hôm 14 Tháng Ba đă gởi đến các cha chánh xứ trong toàn giáo phận ư chỉ của Đức cha Đa Minh, giám mục Giáo Phận Xuân Lộc, trong đó đề cập đến bản góp ư cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Bản thông báo viết, “Riêng bản góp ư của HĐGMVN là bản góp ư với những thao thức cho tiền đồ đất nước của các đức giám mục, được coi là những tảng đá xây dựng nền móng dân chủ-tự do-công b́nh xă hội cho toàn thể dân tộc Việt Nam, xây dựng các quyền căn bản con người.”
(T.N.)