- Khả năng bán đảo Triều Tiên vẫn có thể xảy ra những cuộc xung đột cục bộ, nhưng khi đó CHDCND Triều Tiên sẽ bị Hàn Quốc đáp trả mạnh mẽ.
Ngày 7/3/2013, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều Tiên
Gần đây, CHDCND Triều Tiên đă áp dụng thái độ rất cứng rắn, thậm chí có người cho là “hiếu chiến”, như hủy bỏ Thỏa thuận đ́nh chiến và Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa hai miền Triều Tiên, tuyên bố kiên quyết xây dựng khả năng ngăn chặn hạt nhân, đồng thời có động thái thực tế sẵn sàng cho chiến tranh…
Bắc Triều Tiên từ bỏ toàn diện Thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 8/3 dẫn nguồn tin từ hăng KCNA cho biết, kế tiếp sau tuyên bố hủy bỏ “Thỏa thuận đ́nh chiến Triều Tiên” do người phát ngôn Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên đưa ra ngày 5/3, đến ngày 8/3/2013, Ủy ban thống nhất ḥa b́nh Tổ quốc Triều Tiên đă tiếp tục ra tuyên bố mạnh mẽ: CHDCND Triều Tiên sẽ hủy bỏ toàn diện Thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau giữa hai miền Triều Tiên.
Tuyên bố cho biết, cuộc diễn tập “Key Resolve” và “Foal Eagle” do Mỹ-Hàn tiến hành với lực lượng quân sự khổng lồ là một “hành động xâm lược liên hợp”, đă phá hoại thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau giữa hai miền Triều Tiên.
V́ vậy, kế tiếp việc tuyên bố ngày 11/3 sẽ chính thức hủy bỏ “Thỏa thuận đ́nh chiến Triều Tiên”, CHDCND Triều Tiên cũng đă chính thức tuyên bố hủy bỏ toàn diện tất cả Thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau giữa hai miền Triều Tiên. “Kẻ thù nếu xâm phạm một chút lănh thổ, lănh hải và không phận của CHDCND Triều Tiên, th́ Triều Tiên sẽ tiến hành tấn công không thương tiếc”.
Tên lửa tầm xa mới nhất của CHDCND Triều Tiên
Ngoài ra, xét tới việc Mỹ luôn tiến hành đe dọa hạt nhân đối với CHDCND Triều Tiên trong 60 năm qua, Bắc Triều Tiên tiếp tục tỏ rơ, sẽ hoàn toàn xóa bỏ tuyên bố chung có liên quan đến việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên c̣n cắt đứt điện thoại đường dây nóng hai miền Triều Tiên ở Bàn Môn Điếm.
Trong một diễn biến khác, ngày 7/3/2013, ông Kim Jong-ul, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc pḥng Triều Tiên, Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên đă đến thị sát một đơn vị pḥng thủ đảo cực nam ở tiền tuyến tây nam của CHDCND Triều Tiên, cách “Giới tuyến phía bắc” (NLL) chỉ vài km.
Theo báo chí Hàn Quốc, Hàn-Mỹ tiến hành diễn tập quân sự “Key Resolve” và “Foal Eagle” từ ngày 1/3 đến ngày 30/4. Trong cuộc diễn tập lần này, hai bên điều động tổng cộng hơn 200.000 người, tiến hành diễn tập tác chiến đặc biệt và hải-lục-không quân liên hợp.
Có dư luận cho rằng, cuộc diễn tập lần này được tiến hành sau khi CHDCND Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba là đ̣n cảnh báo mạnh mẽ đối với CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn-Mỹ đang tiến hành bàn bạc phương án điều động tàu sân bay động cơ hạt nhân, máy bay chiến đấu tàng h́nh F-22 và máy bay ném bom B-52 của quân Mỹ.
Tàu sân bay USS George Washington Mỹ
Bắc Triều Tiên: Đă có khả năng hạt nhân để thống nhất đất nước
Theo Tân Hoa xă, ngày 8/3/2013, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên ra tuyên bố “phê phán mạnh mẽ và phản đối toàn diện” Nghị quyết 2094 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề CHDCND Triền Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần ba được thông qua ngày 7/3/2013.
Tuyên bố cho biết, thế giới sẽ thấy rơ vị thế quốc gia sở hữu hạt nhân và vị thế quốc gia phóng vệ tinh của Bắc Triều Tiên sẽ được thực hiện măi măi.
Tuyên bố cho rằng, "Mỹ luôn có ư đồ bóp chết CHDCND Triều Tiên về kinh tế, lật đổ tư tưởng và chế độ do nhân dân Triều Tiên lựa chọn. Mỹ xâm phạm thô bạo quyền lợi phóng vệ tinh hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền, không ngừng mở rộng hoạt động chống CHDCND Triều Tiên, làm cho CHDCND Triều Tiên buộc phải tiến hành thử nghiệm hạt nhân dưới ḷng đất mang tính chất tự vệ. Đây là do Mỹ đă buộc Bắc Triều Tiên (vốn luôn muốn tập trung sức mạnh để xây dựng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân) tiến hành thử nghiệm hạt nhân".
Theo tuyên bố, "trong 8 năm qua, mặc dù Hội đồng Bảo an đă 5 lần thông qua nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều Tiên, nhưng kết quả không được như mong muốn, trái lại làm cho khả năng ngăn chặn hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đă được mở rộng và tăng cường cả về chất và lượng. Hiện nay, khả năng ngăn chặn hạt nhân của Bắc Triều Tiên đă đem lại sự bảo đảm chắc chắn cho việc bảo vệ chủ quyền và quyền sinh tồn của đất nước, và là “bảo kiếm vạn năng” phá vỡ ư đồ gây chiến tranh hạt nhân của Mỹ, thực hiện đại nghiệp lịch sử thống nhất Tổ quốc".
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ: Bắc Triều Tiên thử hạt nhân đe dọa lợi ích của Mỹ
Nghị quyết số 2094 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu Bắc Triều Tiên không tiếp tục tiến hành thử nghiệm hạt nhân, từ bỏ kế hoạch vũ khí hạt nhân, đồng thời quay trở lại “Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân”. Nghị quyết đồng thời cam kết giải quyết t́nh h́nh hiện nay bằng phương thức ḥa b́nh, ngoại giao và chính trị, tái khẳng định ủng hộ và kêu gọi tái khởi động đàm phán sáu bên.
Chiến tranh sẽ nổ ra?
B́nh luận viên Hà Lượng Lượng của Đài truyền h́nh Phượng Hoàng, Hồng Kông đă chú ư nghiên cứu t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên vừa qua, đồng thời đă đưa ra những đánh giá cá nhân ông, nhất là về khả năng xảy ra chiến tranh hai miền Triều Tiên.
Hà Lượng Lượng cho rằng, hiện nay Bắc Triều Tiên muốn vượt qua tuyến đường ranh giới quân sự 38 vĩ độ bắc là không có khả năng. Bởi v́, trong 60 năm qua, giữa Mỹ-Hàn đă xây dựng được một đồng minh quân sự rất mạnh, chưa nói đến để tấn công Bắc Triều Tiên, nhưng ít ra là có khả năng bảo vệ Hàn Quốc. Trước đây, CHDCND Triều Tiên đă nỗ lực rất nhiều như đào địa đạo, ám sát Tổng thống Hàn Quốc… nhưng họ đều không thành công.
Những năm gần đây, phải thừa nhận CHDCND Triều Tiên có ư chí và lập trường và họ luôn sẵn sàng cho chiến tranh, họ thực hiện chính sách “quân sự hóa” toàn bộ. Trong 2 năm qua, giữa hai miền Triều Tiên đă xảy ra những cuộc xung đột cục bộ. Thứ nhất là sự kiện tàu chiến Cheonan.
Việc này chưa rơ ai gây ra, nhưng kết quả là Hàn Quốc đă chịu thiệt hại rất lớn, tàu chiến Cheonan đă bị ch́m dưới biển. Thứ hai là sự kiện đấu pháo ở đảo Yeonpyeong, khi đó Bắc Triều Tiên đă chiếm thế thượng phong. Trong tương lai, cũng sẽ chỉ xảy ra những cuộc xung đột cục bộ như thế, chứ không có một cuộc chiến tranh như hơn nửa thế kỷ trước.
Tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc khi c̣n nguyên vẹn
Bài viết cho rằng, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thuộc cùng một bán đảo, vốn là một dân tộc, người miền bắc gọi là dân tộc Triều Tiên, nhưng người miền nam gọi là dân tộc Đại Hàn; người miền bắc gọi là bán đảo Triều Tiên, c̣n người miền nam gọi là bán đảo Hàn Quốc.
Trên thực tế, hai nước này cùng một dân tộc Triều Tiên, họ có đặc điểm là tương đối “hiếu chiến”, hiếu thắng, hành động phần nào có xu hướng cực đoan. Họ có sở trường về kinh tế, như trước đây Bắc Triều Tiên có phong trào “thiên lư mă” muốn xây dựng một quốc gia hiện đại trong thời gian ngắn, trong khi đó Hàn Quốc có kỳ tích sông Hàn. Đặc điểm dân tộc của họ cũng thể hiện rơ trong sự kiện tàu chiến Cheonan và sự kiện đấu pháo đảo Yeonpyeong.
Mặc dù Hàn Quốc đều phải “ăn quả đắng” trong 2 sự kiện trên, nhưng điều đó sẽ không tái diễn. Hàn Quốc và Mỹ từ lâu mỗi năm đều tiến hành nhiều cuộc diễn tập quân sự, nếu năm nay tiếp tục đối mặt với một sự kiện cực đoan do phía Bắc Triều Tiên gây ra th́ như họ tuyên bố - sẽ đáp trả mạnh mẽ, thậm chí Quân đội Hàn Quốc cho biết sẽ “vùi chôn” chính quyền Kim Jong-un.
Đây không phải là lời nói đùa. Rơ ràng, t́nh h́nh đang ở thời điểm “gươm súng sẵn sàng”, trong thời điểm tṛn 60 năm hai miền Triều Tiên chấm dứt chiến tranh, bán đảo Triều Tiên thực sự có khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
Theo ông Hà Lượng Lượng, những cuộc xung đột cục bộ có thể xảy ra trong tương lai, nhưng không thể xem ai gây hấn trước, mà phải có góc độ xem xét khác. Thứ nhất, quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc hoàn toàn có thể can thiệp, thực ra trong 2 sự kiện xung đột trước, quân Mỹ đă án binh bất động nên bị phía Hàn Quốc chỉ trích.
Nhưng rơ ràng quân Mỹ không thể hành động, v́ một khi Mỹ hành động th́ vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra sự phẫn nộ cho Bắc Triều Tiên. Với thực lực tác chiến và tŕnh độ vũ khí của Mỹ, cùng với kinh nghiệm chiến đấu được thường xuyên tích lũy trong nhiều năm qua, th́ nếu quân Mỹ quyết định tấn công Bắc Triều Tiên, chắc chắn Bắc Triều Tiên sẽ bị trọng thương.
Quân đội Mỹ-Hàn tiến hành diễn tập quân sự liên hợp "Quyết tâm then chốt" thường niên
theo gd