Một đội tàu hải giám của Trung Quốc chiều qua rời cảng ở Tam Á, Hải Nam, đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ tuần tra định kỳ".
 |
Tàu Hải giám 83 của Trung Quốc rời cảng Tam Á để ra Biển Đông chiều 8/3. Ảnh: Xinhua |
Đội tàu gồm 3 chiếc mang số hiệu Hải giám 83, Hải giám 262, Hải giám 263 cùng máy bay trực thăng hải giám B-7103, sẽ tuần tra tại vùng nước xung quanh quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông trong ṿng 9 ngày, hăng thông tấn nhà nước Trung Quốc
Xinhua cho hay.
Các tàu và máy bay này thuộc sự quản lư của Cục Quản lư Đại dương Nhà nước Trung Quốc, đi vào hoạt động từ năm 2006. Chen Huaibei, chỉ huy đội tuần tra, nói đội tàu và máy bay được giao nhiệm vụ kiểm tra các đảo, tài nguyên biển và sinh thái và lập hồ sơ cho mỗi đảo.
Chen cho biết thêm đây là lần đầu tiên máy bay trực thăng và tàu hải giám của Trung Quốc đến Hoàng Sa cùng lúc, kể từ sau khi chính phủ nước này thành lập ra cái gọi là "thành phố Tam Sa" hồi tháng 7 năm ngoái. "Thành phố Tam Sa" bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đă tuyên bố chủ quyền.
Trước đó, hôm 28/2, Trung Quốc cũng cử các tàu tàu Hải tuần 21, Hải tuần 31 và Hải tuần 166 ra Biển Đông, và một trực thăng của hải giám Trung Quốc đă tuần tra ở vùng biển gần rạn san hô ở cụm Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, vào chiều ngày 4/3.
Trước những diễn biến trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm 7/3 một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối việc Trung Quốc vi phạm.
"Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ư của Việt Nam, đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối", ông Nghị nhấn mạnh.
Vũ Hà
VnExpress