- Máy bay và tàu chiến do các hăng quốc pḥng Hàn Quốc sản xuất đang trở thành mặt hàng phổ biến ở Đông Nam Á.
Việc này diễn ra trong bối cảnh các nước Đông Nam Á tăng cường sức mạnh quân sự đối phó với sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.
Với việc nhằm vào thị trường Đông Nam Á, Seoul muốn tăng gấp đôi xuất khẩu vũ khí lên 4 tỷ USD vào năm 2020.
Một trong nhưng mặt hàng của Hàn Quốc bán chạy ở Đông Nam Á là máy bay huấn luyện và chiến đấu. Gần đây, Hàn Quốc và Philippines đang thương lượng về thương vụ 12 chiếc máy bay chiến đấu FA-50 cho Philippines. FA-50 là biến thể chiến đấu của máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle.
“Hai bên đang trong ṿng đám phàn cuối cùng của thương vụ FA-50”, phát ngôn viên cơ quan Quản lư Chương tŕnh Thu mua Quốc Pḥng Hàn Quốc (DAPA) cho hay. FA-50 sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh Không quân Philippine khi nước này không c̣n máy bay chiến đấu từ năm 2005.
Máy bay KT-1 Woongbi trong Không quân Indonesia.
KAI đang củng cố chỗ đứng của ḿnh tại Indonesia. Đây được xem như một trong những đối tác mua vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc. Sau khi bán 16 máy bay huấn luyện KT-1 Woongbi cho Indonesia. Năm 2011, Indonesia kư tiếp thỏa thuận mua 16 chiếc T-50 trị giá 400 triệu USD từ KAI.
Đặc biệt, Indoneisa và Hàn Quốc đang hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thệ thứ 5 KF-X.
“Chúng ta đang thành công mở rộng mối quan hệ với Indonesia trong việc bán sản phẩm và chuyển giao công nghệ”, Phó Chủ tịch điều hành KAI Park Noh-sun nói.
“Tôi nghĩ có 4 điều bạn cần đáp ứng khi xuất khẩu vũ khí: nhu cầu chính trị; nhu cầu hoạt động; nhu cầu kinh tế và nhu cầu chuyển giao công nghệ. Với Đông Nam Á, vũ khí Hàn Quốc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này”, ông Park nói.
Thái Lan cũng đang là khách hàng tiềm năng cho trực thăng đa năng Surion. Đây là sản phẩm hợp tác của KAI và Eurocopter.
Hàn Quốc cũng đang chú trọng vào xuất khẩu tàu ngầm và tàu chiến. Hăng đóng tàu Daewoo đă bán 3 chiếc tàu ngầm 1.200 tấn Type 209 cho Indonesia vào năm 2011 với giá 1,1 tỷ USD.
Indonesia đă mua 3 tàu ngầm tấn công Type 209 của Hàn Quốc.
Theo quan chức Hiệp hội Công nghiệp Quốc pḥng Hàn Quốc Lee Jong-deuk, Malaysia và Philippines cũng quan tâm nhiều tới tàu chiến Hàn Quốc.
“Khả năng đóng tàu của Hàn Quốc đă được chứng minh khi thắng được hợp đồng đóng 4 tàu chở dầu trị giá 940 triệu USD cho Hải quân Hoàng Gia Anh năm 2012. Việc xuất khẩu tàu chở dầu tới Anh sẽ giúp Hàn Quốc phát triển công nghiệp đóng tàu tới châu Á, châu Phi và các nước Khối Thịnh Vượng Chung”, ông Lee nói.
Ngoài thị trường Đông Nam Á, Hàn Quốc cũng đang cố gắng xâm nhập vào Nam Mỹ. KAI vừa kư hợp đồng 200 triệu USD bán 20 máy bay huấn luyện KT-1 cho Peru. Sự kiện này đánh đấu hợp đồng bán máy bay đầu tiên ở thị trường Nam Mỹ.
“Việc xuất khẩu KT-1 tới Peru đă mở đường vào thị trường Nam Mỹ như khu vực Đông Nam Á và châu Âu. Chúng tôi hi vọng các nhà thầu quốc pḥng Hàn Quốc sẽ mở rộng xuất khẩu chậm mà chắc ở Nam Mỹ từ hợp đồng bán KT-1”, ủy viên DAPA Noh Dae-rae nói. DAPA ước tính Hàn Quốc sẽ tiêu thụ được 200 chiếc KT-1 ở Nam Mỹ.
theo KT