- "Dâng tiền lên thần linh một cách đầy xúc phạm, coi rẻ đồng tiền của nước ḿnh, lăng phí và phản văn hóa, phản tín ngưỡng một cách ngông cuồng…" - GS Ngô Đức Thịnh phẫn nộ nói.
Cứ hàng năm vào dịp lễ hội, t́nh trạng người dân đốt vàng mă, rải tiền lẻ khắp nơi trong chùa, đền lại trở nên nhức nhối, “nói măi mà vẫn không thay đổi được ǵ”. VietNamNet đă ghi lại ư kiến của GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam về t́nh trạng này.
Đừng dâng lên thần linh 1 cách đầy xúc phạm!
"Việc đặt tiền lẻ vào tay tượng, thậm chí đút cả vào miệng tượng là một hiện tượng cực ḱ xúc phạm tín ngưỡng và phản văn hóa" – GS Ngô Đức Thịnh bức xúc.

H́nh ảnh một bức tượng tại chùa Bái Đính bị đút tiền lẻ vào miệng.
Tôi không hiểu v́ sao người ta có thể coi đồng tiền của đất nước lại rẻ rúng đến vậy khi có thể rải khắp nơi trong khi c̣n rất nhiều người đang phải mưu sinh và kiếm từng đồng.
Trở lại với truyền thống xưa, việc tiền công đức và tiền giọt dầu là một việc làm đẹp và có văn hóa. Người xưa đến chùa bỏ tiền công đức vào đúng nơi, tiền giọt dầu th́ để lên đĩa và trao cho nhà sư của chùa một cách thành kính.
C̣n ngày nay tôi thực sự đau ḷng khi đến nhiều nơi thấy tiền trải đầy ra đất dày đến chục phân. Sự thành kính với các thần linh ở đâu? Và tại sao họ lại không đưa trực tiếp cho các vị sư ở chùa mà phải nhét tiền trực tiếp vào tượng như vậy?

GS Ngô Đức Thịnh: Lễ hội, đền chùa là nơi để đến học và t́m thấy nét văn hóa của dân tộc.
Trong tín ngưỡng thờ cúng từ xưa tới nay đều quan trọng ở chữ tâm, ḷng thành kính chứ không phải chuyện nhiều hay ít. Chưa nói đến việc thần linh có thật hay không nhưng nếu có thật mà họ thấy người ta bày vàng mă đầy cả sân chùa để đốt, rồi “đút lót” vào tay, nhét cả vào miệng thần linh th́ quả thực là một sự xúc phạm ghê gớm.
Phải để người dân hiểu, không nên cấm ngay
Việc đi chùa là một nét đẹp văn hóa nhưng nay đă xuất hiện nhiều hiện tượng phản văn hóa như vậy theo tôi nằm ở hai vấn để. Đó là ư thức của người dân và chủ thể những nơi thờ tự.
Người dân trong xă hội hiện nay đang thực sự có nhu cầu tâm linh rất lớn nhưng họ đến chùa trong khi tâm thế và sự hiểu biết về tín ngưỡng văn hóa mà họ đang làm là không có. Thời xưa việc đi chùa, đi đền… đều được các cụ quy định rất rơ về việc đi lại, hành động ra sao th́ ngày nay người dân hầu như không c̣n ai được dạy cái đó.

Dâng tiền bằng cách đặt vào tay tượng, nhét vào miệng là một sự xúc phạm ghê gớm tới thần linh, phong tục tín ngưỡng và văn hóa của người Việt.
Sự thiếu hụt vốn tri thức về văn hóa lễ hội này là hậu quả một thời kỳ lịch sử mà chúng ta đă bỏ qua các vấn đề về văn hóa tín ngưỡng và không coi trọng nó dẫn đến ngày nay rất nhiều thứ đă mất đi, trong đó nguy hiểm nhất chính là hành vi ứng xử của con người khi đến với lễ hội.
Người dân đang đến với lễ hội dường như chỉ để là cầu tài, cầu lộc nhiều hơn là việc đi lễ hội để biết những ư nghĩa văn hóa xâu xa và hướng thiện mà ông cha đă thầm gửi gắm trong đó. Tôi thấy rằng ngày nay các lễ hội lớn đă mất đi phần lớn điều này và chỉ c̣n giữ lại ở một vài nơi trong các hội làng nhỏ.
Cứ đến mùa lễ hội tôi lại thấy đau ḷng khi nhiều người thấy bát hương mà lao đến như con thiêu thân để vái lạy, cầu đủ thứ mà không hiểu họ đang lạy ai.
T́nh trạng này có thể giải quyết theo tôi không phải là ở các cơ quan quản lư nhà nước mà chính là chủ thể của lễ hội, mà người quan trọng nhất chính là những vị sư trụ tŕ các ngôi chùa, những ông chủ đền.
Hăy thử nghĩ khi chính những vị trụ tŕ chùa và chủ đền yêu cầu người dân không đốt vàng mă và giải thích theo đúng quan niệm Phật giáo th́ liệu người dân liệu có không dám tuân theo?
Lâu nay chúng ta quản lư nhưng chưa thực tin và tôn trọng những người làm chủ nơi tín ngưỡng thờ cúng. Tôi đă gặp rất nhiều người và họ đều có chung ư kiến rằng: “Nếu nhà nước quy định và nhờ họ làm, họ đều sẵn sàng làm theo nếu đúng theo tín ngưỡng văn hóa và có lợi cho lợi ích chung của xă hội. Có những điều có lợi cho họ, nhưng không phải cái ǵ cứ có lợi th́ họ làm".

Đến bao giờ những h́nh ảnh thế này sẽ kết thúc khi chính chủ của những nơi thờ cúng bỏ lỏng không tuyên truyền và nói cho người dân hiểu.
C̣n cấm, tôi cho rằng không cơ quan nhà nước nào có thể cấm một cách triệt để khi người dân chưa hiểu. Có rất nhiều nơi xin nói thẳng là người đến cúng họ nộp luôn tiền cho những ông chủ đền tiền phạt nếu đoàn kiểm tra đến. Tiền nộp sẵn rồi, họ làm thoải mái những ǵ họ muốn và cho là đúng.
Cứ như vậy pháp luật sẽ ngày càng bị nhờn trong ư thức của người dân và đôi khi chính những lệnh cấm như vậy lại càng tiếp tay cho một số lớp người trục lợi.

Đừng để suy nghĩ trên đầu mà lại nằm ở dưới bụng - PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái - Giảng viên Khoa Báo chí & Truyền thông - trường ĐHKHXH&NV
Năm nay tôi không đốt bất kỳ vàng mă nào hết v́ tôi quan niệm cái chính nằm ở ḷng thành và cái tâm.
Mỗi năm riêng Hà Nội tiêu tốn 20 triệu USD (khoảng hơn 400 tỉ đồng) cho việc đốt vàng mă là một sự lăng phí mà duy lư không đem lại được điều ǵ.
Tôi lo lắng đến việc ngày nay các quan niệm sống đang bị đảo lộn một cách chạy theo đồng tiền khi nh́n thấy nhiều người đang “mua những ước mơ” và trấn an bản thân khi đốt vàng mă một cách thái quá.
Phải chăng quan niệm cái ǵ “mua được bằng tiền sẽ mua được bằng thật nhiều tiền” đang thay thế câu nói của người xưa: “Cái ǵ trả được bằng tiền đều rẻ cả” hay không?
Nguyễn Hoàng