Tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua quân đánh VN, gọi là cuộc chiến « phản công tự vệ ». Trong ṿng vài ngày, quân TQ đă đánh chiếm và phá thành b́nh địa các tỉnh dọc biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… Một trong những mũi tiến công của quân đội TQ vào chiếm Cao Bằng là đạo binh thiết giáp tiến vào cửa ngỏ cột mốc 108, đi qua Pác Bó, Trường Hà để tiến vào Cao Bằng. Từ thời Pháp thuộc, khu vực này có nhiều đường ṃn nối từ phía TQ qua các bản làng bên VN. Theo các dữ kiện từ phía TQ, đạo quân thiết giáp đi vào ngả mốc 108 đă gặp rất nhiều khó khăn v́ các đường ṃn đă bị bỏ hoang từ lâu. Việc chiếm Cao Bằng do đó chậm trễ so với dự liệu. Theo các tài liệu của TQ về cuộc chiến biên giới 1979, mục tiêu của quân TQ đánh VN là « dạy cho VN bài học ». V́ thế cuộc chiến trước hết là giết chóc và « phá hoại ».
Các di tích lịch sử của CSVN như hang Pắc Bó (gồm có bảo tàng viện Hồ Chí Minh cùng các di tích thiên nhiên như núi Các Mác, suối Lê Nin…), nằm trên đường từ cột mốc 108 đến xă Trường Hà, tức nằm trên đường tiến quân của quân đội TQ.
Hang Pắc Bó thuộc bản Bó Bẩm, xă Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Bản Bó Bẩm, cũng như các bản (làng) Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, Nậm Ĺn và Nà Lẹn là các bản (làng) thuộc xă Trường Hà có giáp ranh biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trên bản đồ của Sở Địa Dư Đông Dương 1948, địa danh Pắc Bó (ghi trên bản đồ là Pac Bo) ở về phía đông bắc xă Trường Hà (ghi là Trung Ha). Khoảng cách tương đối Pắc Bó cách đều cột mốc 108 và Trường Hà, khoảng 1 hay 2 km.
Hang Pắc Bó là một địa danh lịch sử của những người cộng sản Việt Nam, từng là nơi trú ẩn của ông Hồ Chí Minh, lúc từ Quảng Tây (Trung Quốc) trở về VN lần đầu, năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại. Nơi đây cũng là bản doanh đầu tiên của các lănh tụ đảng CSVN trên đất VN. Người ta gọi địa danh này là « thánh địa » của những người CSVN.
H́nh : một góc bản đồ tỉnh Cao Bằng SGI 1/100.100 năm 1948. Khu vực hang Pắc Bó kế cận các cột mốc 107, 108 …
Theo nhà báo Trần Đông Đức đă viết ở đây :
http://www.rfavietnam.com/node/951 , th́ hang Pắc Bó cùng quần thể di tích lịch sử này đă thuộc về lănh thổ TQ.
Thực hư việc này ra sao ?
Một số chi tiết về các cột mốc biên giới được cắm theo công ước Pháp Thanh 1885-1897, dẫn từ bài trên :
Cột mốc 108 :
Trong h́nh ở trên, các ghi chú đọc được : bên phải ghi « Trung Quốc Quảng Tây Giới ». Ở giữa ghi « Frontière Sino-annamite ». Bên trái, có ḍng chữ khắc lên 德 業卡 (Đức Nghiệp Kha hay Ca). Số « N° 108 » là viết thêm vào mới đây bằng sơn trắng. Đối chiếu h́nh chụp hai trang biên bản (tiếng Pháp và tiếng Hán) :
H́nh : Biên bản tiếng Hán.
H́nh : Biên bản tiếng Pháp.
Ta thấy德 業卡 Đức Nghiệp Kha là tên của cột mốc số 107. Như vậy số « N° 108 » mới viết có thể không đúng.
Trong khi đó h́nh của cột mốc « gọi là » 107 :
Th́ tên cột mốc khắc trên bia (do mù mờ, có thể) là 凌 傑 山 (Lăng Kiệt Sơn). Đối chiếu với biên bản, tên này tương ứng cột mốc số 108.
Số 107 thấy trên bia, cũng như số 108 ở h́nh trên, có thể mới khắc vào sau này.
V́ thế có điều không rơ rệt ở hai cột mốc 107 và 108. Việc này có thể do bị chuyển dịch, dời đổi các cột mốc. Sự việc mài xóa số nguyên thủy và viết lại số mới (như trường hợp mốc 53 tại thác Bản Giốc), có thể do những người dời cột mốc viết lại cho phù hợp vị trí.
Tên và vị trí của hai cột mốc 107 và 108 được mô tả bằng tiếng Pháp như sau :
Borne n° 107, Ta-Nia, Sur le chemin de Linh-Wan (Chine) à Khen-Tac (Tonkin).
Borne n° 108, Lin-Tiao, Sur le chemin venant de Co-Ma (Chine) l’endroit où ce chemin venant du N tourne à l’O. pour suivre la frontière
Đối chiếu với văn bản tiếng Hán, tên cột mốc 107 là 德 業卡 (Đức Nghiệp Kha hay Ca), được cắm ở vị trí « trên đường từ Linh-Wan (Trung Quốc) đến Khen-Tac (VN).
Tên cột mốc 108 là 凌 傑 山 (Lăng Kiệt Sơn), được cắm trên đường đến từ Co-Ma (TQ), tại điểm mà đường này đến từ phía bắc chuyển sang phía tây, rồi đi theo đường biên giới.
Về quần thể Pắc Bó hiện nay, theo các h́nh ảnh lấy trên Google Earth của các bạn Photos by 214615, Photos by Hung.TD, Photos by Vu Son… gởi lên, ta thấy rơ ràng là mới xây lại.
Bục đá bợ tấm bia, bờ suối Lê Nin, bàn đá… không c̣n nguyên nét thiên nhiên mà có bàn tay con người thay đổi.
Về « bàn đá của bác Hồ », có lẽ không ai dùng tảng đá giữa suối để « chông chênh viết sử đảng ». Hợp lư th́ ở trong hang Pắc Bó, hoặc ở trên bờ suối, chứ không ở giữa suối như trong h́nh.
Con suối Lê Nin th́ rơ ràng không c̣n (hay không phải) là suối thiên nhiên. Bờ suối có dấu mới đẻo, có thể nhằm vào việc khai mươn, dẫn nước vào, tạo thành con suối. Con suối do đó có thể là suối nhân tạo.
Cảnh trí ở Pắc Bó với suối Lê Nin và núi Các Mác hoàn toàn đánh mất tính lịch sử do việc tạo dựng lại. Lịch sử chú trọng ở « sự thật ». Nó cũng mất hoàn toàn mỹ tính của thiên nhiên, là điểm quan trọng để thẩm định giá trị thực sự một thắng cảnh, một di tích lịch sử, văn hóa.
Thực ra, di tích Pắc Bó với núi Các Mác và suối Lê Nin là một vết tích xấu hổ cho lịch sử của dân tộc VN. V́ đất đai, sơn thủy của tổ tiên lại bị đặt những cái tên người nước ngoài, những tên đồ tể nhân loại, đă bị thế giới lên án. Xét sâu xa, các nhân vật Các Mác, Lê Nin, (kể cả ông Hồ) đều đă không đem lại điều ǵ tốt đẹp cho đất nước và dân tộc VN, ngoài chiến tranh và sự nghèo đói. Sự việc quân TQ xóa bỏ di tích này cũng là một điều tốt cho dân VN, nếu nó không được xây dựng lại (một cách dối trá và vụng về).
Nhưng lịch sử luôn được viết bởi phía chiến thắng. Bi hài là chỗ đó.
nhantuantruong blog