R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
BẮC KINH ĐỔI MÀU VĂN HÓA
Nhân dân Việt Nam mong muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh từ bỏ tham vọng bá quyền, tôn trọng “16 chữ vàng” đă cam kết với Việt Nam để giữ vững t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc. Nhân dân Việt Nam, cả dân tộc kết thành một khối sẽ bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lănh thổ của ḿnh!
Từ cuối thế kỷ 20, dư luận quốc tế bắt đầu quan tâm đến một “nước Trung Hoa – công xưởng của thế giới”. “Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường trong thế kỷ 21”. Bắc Kinh trấn an dư luận rằng họ đang “trỗi dậy ḥa b́nh”, rằng “Giấc mơ đẹp của người Trung Quốc không phải là cơn ác mộng của người Mỹ”. Họ thực hiện lời dạy “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu B́nh, nghĩa là che giấu ánh sáng, nuôi dưỡng bóng tối, giấu kín thực lực, giả ngu giả dại chờ đợi thời cơ. Một cách hành xử hoàn toàn trái với đ̣i hỏi của thế giới văn minh là mọi việc phải công khai minh bạch. V́ vậy mà nhà báo Ư Francesco Sisci khi t́m hiểu Trung Quốc đă phải kêu lên: “Một quốc gia bí hiểm c̣n hơn sao Hỏa!”
Giáo sư giám đốc Viện nghiên cứu xây dựng quân đội Đại học quốc pḥng Trung Quốc, đại tá Lưu Minh Phúc viết quyển sách “Giấc Mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ”, có lẽ cũng nằm trong chiến lược “thao quang dưỡng hối”nhằm trưng ra thế giới nền văn hóa hiếu ḥa của Trung Quốc.
Quyển sách được dư luận Trung Quốc và nước ngoài ca ngợi v́ có nhiều điều chân thực, tiến bộ. Nội dung chân thực và quan điểm tiến bộ. Tác giả cho rằng Trung Quốc muốn trở thành quốc gia “dẫn dắt thế giới” th́ phải chứng tỏ mô h́nh phát triển, các giá trị ưu việt, sức thu hút của tính cách không coi bá đạo, bành trướng là quốc sách, mà luôn luôn trọng đạo nghĩa, đặt “vương đạo” là bản sắc văn hóa không bao giờ đổi màu. Đặc biệt, ở “Chương VI – Thiên tính Hoa Hạ “t́m về cội nguồn sâu xa”, tác giả phân tích sự khác biệt cơ bản giữa nền văn minh nông nghiệp của Trung Quốc với các nền văn minh du mục và văn minh hàng hải:
“ …Nh́n chung hoàn cảnh địa lư thế nào th́ sẽ h́nh thành truyền thống văn hóa như thế. Dân tộc Trung Hoa có truyền thống đại lục điển h́nh. Nền văn minh Hoa Hạ chủ yếu bắt nguồn tại lưu vực “Lưỡng Hà” của Đông Á, tức lưu vực Hoàng Hà và lưu vực Trường Giang. Lưu vực Lưỡng Hà rộng răi , màu mỡ và trù phú tạo ra không gian đầy đủ để dân tộc Trung Hoa kinh doanh và phát triển, khai thác và bảo vệ mảnh đất trù phú này là lợi ích cốt lơi của dân tộc Trung Hoa; ngăn chặn và đánh lui “mối đe dọa phương Bắc” đến từ các dân tộc du mục là nhiệm vụ quốc pḥng lâu dài của dân tộc Trung Hoa. Từ sau năm 1840, các cuộc tấn công từ trên biển trở thành mối đe dọa chủ yếu mà dân tộc Trung Hoa phải hứng chịu. Hồi đó cuộc quyết đấu giữa quyền lục địa của Trung Quốc và quyền trên biển của phương Tây là nhằm mục đích giữ sự nguyên vẹn quyền lục địa của Trung Quốc chứ không phải là tranh chấp quyền trên biển của phương Tây. Trước sau, chủ quyền của Trung Quốc chưa đột phá phạm vi quyền lục địa. Bởi vậy văn hóa chiến lược của Trung Quốc trước sau vẫn là văn hóa bảo vệ quyền lục địa kiểu pḥng ngự chứ không phải là loại văn hóa tranh giành quyền trên biển kiểu tấn công”.
Tuy nhiên, dư luận thế giới vẫn ngày càng lo ngại khi phát hiện dần chân tướng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan ẩn giấu trong những lời hoa mỹ của Bắc Kinh. Sau khi Công ty Rio Tinto khai thác mỏ của Anh-Úc bị tấn công, nhà báo Philip Bowring nhận ra “chủ nghĩa bài ngoại được nhà nước Trung Quốc ủng hộ”. Bắc Kinh triển khai sức mạnh mềm thao túng các nước nhỏ láng giềng như Việt Nam, Lào, Miến Điện, Campuchia.
Họ xuất siêu hàng tiêu dùng giá rẻ, chất lượng kém. Họ kư nhiều hiệp định với chính phủ Mianma nhằm biến nước này thành đồng minh địa chính trị chiến lược, ḍm ngó các nguồn dự trữ dầu hỏa, khí đốt của nước này, và mưu toan mở con đường bộ từ Vân Nam thông ra Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên vấn đề lớn nhất là Trung Quốc âm thầm chuẩn bị một chiến lược xâm chiếm hơn 3 triệu km2 mặt biển! Họ chọn Việt Nam làm nơi thí điểm thực hiện chiến lược này trên con đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Năm 2007, họ bắt đầu chống ngư dân Việt Nam, chỉ riêng tháng 8 năm 2007, phía Trung quốc đă bắn chết và bị thương nhiều người, bắt giữ 126 ngư dân, 9 tàu cá, đ̣i tiền chuộc 100 triệu đồng mỗi tàu.
Trung Quốc cho rằng đă đến lúc dùng phép thử đối với Mỹ. Ngày 8/3/2009, họ cho 5 chiến hạm vây tàu Impeccable của Mỹ trên biển Đông, với lư do xâm phạm vùng biển của Trung Quốc. Phía Mỹ phản ứng ôn ḥa. Trung Quốc cho rằng phép thử đă có lời giải: Mỹ suy yếu, đă không c̣n sức để giữ quyền lực ở châu Á. Hơn một tháng sau, ngày 23/4/2009, Trung Quốc tổ chức lễ kỷ niệm hải quân tại thành phố cảng Thanh Đảo, chiếu phim đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam và trưng bày các tàu hải quân đánh thắng trận này. Nửa tháng sau, ngày 6/5/2009, Trung Quốc tŕnh bản đồ 9 đoạn, h́nh lưỡi ḅ liếm gần trọn Biển Đông lên LHQ.
Nhiều học giả nổi tiếng của Trung Quốc lên tiếng không đồng t́nh, giáo sư Trương Tự Quang, Đại học Tứ Xuyên gọi đây là “kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng”. Dư luận quốc tế cho rằng căng thẳng Biển Đông bắt đầu và sẽ trở thành biểu tượng bất an tập thể của cả Đông Nam Á.
Chính những hành động bành trướng hung hăng của Trung Quốc đă kích thích và tạo điều kiện cho Mỹ tuyên bố “trở lại châu Á” vào cuối năm 2009. Vùng Đông Bắc Á, các hiệp ước an ninh Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật hồi thập niên trước đă có bước lùi nay được phục hồi và tăng cường, từ chỗ quan hệ song phương có xu hướng tiến tới phối hợp 3 bên. Mỹ tuyên bố có trách nhiệm với Nhật về chủ quyền ở Senkaku.
Sau hai cuộc bầu cử tháng 12/2012 ở Nhật và Hàn cho thấy triển vọng sẽ thắt chặt hơn nữa sự hợp tác 3 nước Mỹ – Nhật- Hàn nhằm đối phó với “tinh thần dân tộc nước lớn” của ban lănh đạo mới Trung Quốc. Ngày 21/12 Trung Quốc cho 3 tàu tuần tra áp sát Senkaku nắn gân tân Thủ tướng Shinzo Abe của Đảng Dân chủ Tự do Nhật.
Ngày 22/12, ông S. Abe đă hồi đáp: Tôi sẽ đưa mối quan hệ Nhật – Trung trở lại bước khởi đầu của quan hệ hai bên cùng có lợi, nhưng sẽ không có thay đổi nào về quần đảo Senkaku.
Ở Đông Nam Á, Mỹ khẳng định Biển Đông liên quan đến lợi ích của Mỹ, sau đó lần lượt tham gia cơ chế đa phương khu vực một cách toàn diện và có ư xây dựng tiến tŕnh hợp tác khu vực do Mỹ nắm vai chủ đạo.Chiến lược lớn là Mỹ tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái B́nh Dương (TPP), gồm 9 thành viên, trong đó có Việt Nam.
Australia thỏa thuận với Mỹ cho 2500 thủy quân lục chiến đồn trú ở căn cứ Darwin, sử dụng sân bay quân sự cho máy bay hiện đại có khả năng kiểm soát tàu chiến và máy bay di chuyển trong vùng Biển Đông. Philippines đă mời Mỹ trở lại cảng chiến lược Subic, hâm nóng lại liên minh quân sự giữa hai nước. Mỹ mời Mianma tham gia cuộc tập trận ở Thái Lan năm 2013 và mới đây tuyên bố sẽ “khởi đầu mối quan hệ quân sự Mỹ-Mianma”.
Đây là thất bại lớn của Trung Quốc. Sau cuộc bầu cử dân chủ, lănh đạo mới của Mianma nhận thức mối nguy hiểm đe dọa chủ quyền đất nước đă thay đổi quỹ đạo chính trị, bắt đầu bằng việc hủy bỏ dự án thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư 3,6 tỉ USD. Ngày 21- 12, tại New Delhi gặp gỡ với 10 nhà lănh đạo ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ M.Singh nói: “Ấn Độ và ASEAN là một khối thống nhất trên đất liền và biển cả”, “Thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ấn Độ đă nhiều lần tuyên bố khi cần sẽ sẵn sàng cử tàu chiến ra Biển Đông để bảo vệ lợi ích khai thác vùng biển.
Hiện nay t́nh h́nh biển Đông Bắc và Biển Đông đang vô cùng căng thẳng bởi các hành vi khiêu khích bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Nhiều nhà b́nh luận gọi Trung Quốc là một “nước Phổ mới”. Cách gọi ẩn dụ này là sự báo trước thất bại hiển nhiên nếu Trung Quốc theo vết xe đổ của các thế lực xâm lược châm ngọn lửa chiến tranh xâm lược. Nếu cuộc chiến đó xảy ra th́ cục diện sẽ là:
Bên ngoài, Trung Quốc bị bao vây bởi các liên minh quân sự của các quốc gia dân chủ, đường tiếp tế nhiên liệu và xuất khẩu hàng hóa bị tắc ở eo Malacca. Bên trong, theo giáo sư Lưu Minh Phúc, nước này đang chứa 3 mâu thuẫn lớn: Một là mâu thuẩn với thiên nhiên, gây tai họa môi trường không chỉ cho Trung Quốc mà cho cả toàn cầu; Hai là khoảng cách giàu nghèo rất lớn, gây căng thẳng giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ tới mức cao nhất kể từ ngày lập quốc. Mỗi năm có khoảng 100.000 cuộc bạo động nông dân và các vùng Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông; Ba là mâu thuẫn giữa Trung Quốc với thế giới. Nếu chiến tranh xâm lược nổ ra, nền kinh tế xuất khẩu bị đ́nh trệ, sẽ kích thích ba mâu thuẫn nói trên bùng phát.
Nhân dân Việt Nam mong muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh từ bỏ tham vọng bá quyền, tôn trọng “16 chữ vàng” đă cam kết với Việt Nam để giữ vững t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc. Nhân dân Việt Nam, cả dân tộc kết thành một khối sẽ bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lănh thổ của ḿnh!
Nguồn : Facebook Việt Thắng
|