Thời gian qua, có nhiều vụ án khi phạm tội đối tượng là người hoàn toàn b́nh thường, nhưng khi bị cơ quan tố tụng xử lư, họ bỗng nhiên mang bệnh... tâm thần.
Thực trạng trên diễn ra ngày càng nhiều và gây lo lắng cho xă hội, nhất là trong hoàn cảnh tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đang gia tăng.
Gây án xong mới... tâm thần
Hiện nay, dư luận vẫn đang bức xúc về vụ Vũ Văn Quỳnh – nguyên thượng sĩ Công an huyện Tiên Lăng, TP. Hải Pḥng có hành vi dâm ô với hàng loạt trẻ em. Đối tượng Quỳnh sau đó bị tước quân tịch và bị khởi tố về hành vi phạm tội của ḿnh. Nhưng cuối tháng 1 vừa qua, Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP. Hải Pḥng có bản kết luận về việc giám định tâm thần đối với Vũ Văn Quỳnh. Theo đó, Quỳnh mắc bệnh tâm thần, cụ thể là loại bệnh rối loạn trong ưa chuộng t́nh dục.
Bị cáo Trần Đức Mậu bỗng tâm thần khi ra ṭa.
Với kết luận trên, dư luận không khỏi băn khoăn bởi tại sao với một trạng thái sức khỏe tinh thần như vậy, Quỳnh vẫn lọt được vào ngành công an (bởi đặc thù của ngành này khâu kiểm tra sức khỏe thực hiện hết sức nghiêm ngặt).
Vào tháng 9.2012, TAND TP. Hà Nội đưa nhóm bị cáo có hành vi giết người xảy ra ở phố Văn Cao ra xét xử. Tuy nhiên, khi phiên xử mới bắt đầu, Trần Văn Hiền (SN 1992, ở Lệ Thủy, Quảng B́nh) - một trong số các bị cáo - được người nhà xuất tŕnh giấy chứng nhận bị tâm thần. Đây là t́nh huống bất ngờ khiến Hội đồng xét xử phải tạm dừng để hội ư. V́ là t́nh tiết phát sinh nên ṭa đă phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo một thẩm phán TAND TP.Hà Nội, có không ít vụ án khi ra ṭa, người nhà bất ngờ xuất tŕnh giấy chứng nhận bị cáo bị tâm thần, trong khi trong hồ sơ điều tra, truy tố của đối tượng trước đó không hề có. Nhiều phiên ṭa đă phải hoăn để điều tra bổ sung, vừa làm mất thời gian, tốn công sức của nhiều người, nhiều cơ quan, vừa làm giảm ḷng tin của người dân đối với cơ quan công quyền.
Liên quan đến tiêu cực xảy ra ở Bệnh viện Tâm thần Hải Dương, ông Ngô Lê Phong - Trưởng khoa Khám bệnh, ủy viên Tổ chức giám định pháp y tâm thần đă có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ để thu lợi. Ông Phong bị Sở Y tế Hải Dương kỷ luật h́nh thức cảnh cáo, thời hạn thi hành kỷ luật là 12 tháng và cho chuyển công tác khác. C̣n ông Phạm Công Lạng - Bí thư chi bộ, Giám đốc Bệnh viện, với trọng trách là người đứng đầu, để xảy ra tiêu cực ở đơn vị, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, Sở Y tế Hải Dương đă đề nghị Tỉnh ủy xem xét.
Một vụ án gây xôn xao khác là vụ trùm thuốc lắc Dư Kim Dũng (SN 1969) ở quận Lê Chân, Hải Pḥng. Ngày 20.7.2010, TAND Tối cao đă mở phiên toà xét xử phúc thẩm đường dây ma túy tổng hợp đặc biệt nghiêm trọng và lớn nhất cả nước do Dư Kim Dũng (tức Dũng “t́nh”) cầm đầu với hành vi mua bán 88 bánh heroin (tương đương hơn 29kg).
Bị cáo Dũng đă bị TAND TP.Hải Pḥng tuyên án tử h́nh. Tuy nhiên, đến phiên phúc thẩm, bị cáo được giảm xuống c̣n án chung thân. T́nh tiết để Dũng “t́nh” được giảm án là bị mắc bệnh tâm thần. Điều này suốt cả quá tŕnh điều tra, truy tố và xử sơ thẩm không hề được đề cập (?!).
Mới đây, TAND TP.Hà Nội cũng phải hoăn phiên ṭa xét xử đối với bị cáo Trần Đức Mậu - nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiêm Giám đốc Chi nhánh Miền Trung và Giám đốc Ban điều hành công tŕnh Thủy điện Sông Tranh 2, bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản. Lư do hoăn phiên ṭa là v́ bị cáo bị tâm thần, phải có người giám hộ và người giám hộ chưa được tống đạt cáo trạng.
Giấy chứng nhận tâm thần: Cần là có
Bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người đi xuất khẩu lao động với số tiền nhiều tỷ đồng, vào tháng 5.2012, khi ra ṭa, Lê Đăng Lưu (SN 1964) - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Hợp tác đầu tư quốc tế (Định Công, Hà Nội) bất ngờ xuất tŕnh giấy chứng nhận tâm thần.
Sau khi điều tra bổ sung, cơ quan công an khẳng định: Bản nhận xét và giấy chứng nhận tâm thần trong hồ sơ giám định của bị cáo Lưu đều do vợ bị cáo đi nhờ cơ quan y tế ở Hà Tĩnh (quê bị cáo) xác nhận. Tháng 4.2010, bị cáo mới có hồ sơ bệnh án tâm thần, trong khi thời gian thực hiện hành vi lừa đảo là năm 2007, và bị khởi tố vào năm 2008, cho nên vẫn phải chịu trách nhiệm h́nh sự.
Mới đây, báo chí đă phanh phui sai phạm của Bệnh viện Tâm thần Hải Dương với đường dây mua bán bệnh án tâm thần. Chỉ cần chi ra 3 – 8 triệu đồng, người có nhu cầu sẽ có ngay bệnh án tâm thần. Và chỉ mất khoảng 10 phút, người đang khỏe mạnh sẽ “biến” thành... người tâm thần. Dư luận xôn xao và lo lắng không biết đă có bao nhiêu giấy chứng nhận tâm thần từ đây được sử dụng. Nếu không bị phanh phui sớm, việc mua bán loại bệnh án này sẽ ngày càng “góp sức” đe dọa sự an toàn của xă hội.
Lương Kết - DânViệt