Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương vẫn chủ yếu đi vào giải quyết các vụ án cụ thể; việc tùy tiện rút vụ án thuộc thẩm quyền tố tụng của cấp tỉnh, thậm chí của cấp huyện để giải quyết vẫn c̣n khá nhiều…
Bởi vậy, sửa đổi BLTTHS sắp tới phải đáp ứng yêu cầu thiết kế lại hệ thống thẩm quyền tố tụng cho phù hợp với việc đổi mới hệ thống tổ chức các cơ quan này theo yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lư để hạn chế căn bản t́nh trạng cơ quan tố tụng cấp trung ương rút án của cơ quan tố tụng cấp dưới lên giải quyết, phát huy vai tṛ trung tâm chỉ huy của cơ quan tố tụng cấp này trong toàn hệ thống.
Sa đà vào sự vụ nhỏ lẻ, chồng chéo thẩm quyền
Trong lịch sử tố tụng h́nh sự Việt Nam, tư tưởng cải cách tư pháp nhằm phân định ngày càng hợp lư thẩm quyền giữa các cấp tố tụng đă bắt đầu được triển khai thực hiện từ cách đây nửa thế kỷ. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Ṭa án cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử những tội phạm mà pháp luật quy định mức h́nh phạt đến 2 năm tù.
Qua các giai đoạn phát triển, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp cấp huyện từng bước được “nâng cấp” và tăng cường. Theo đó, tăng thẩm quyền thụ lư và giải quyết các vụ án h́nh sự cho cơ quan tư pháp cấp huyện lên mức 5 năm tù (năm 1981), 7 năm tù (năm 1988) và từ năm 2003 đến nay là 15 năm tù.
Có thể thấy, cải cách tư pháp ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua hướng tới mô h́nh tư pháp giao chủ yếu thẩm quyền giải quyết các vụ án cụ thể cho cấp huyện và cấp tỉnh đảm nhiệm; cơ quan tư pháp Trung ương tập trung vào công tác kiểm tra, đôn đốc, tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vụ án h́nh sự chưa đáp ứng yêu cầu nêu trên. Cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương vẫn chủ yếu đi vào giải quyết các vụ án cụ thể; việc rút vụ án thuộc thẩm quyền tố tụng của cấp tỉnh, thậm chí của cấp huyện để giải quyết vẫn c̣n khá nhiều.
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể thẳng thắn thừa nhận, thực tế trên một mặt làm giảm sút vai tṛ của các cơ quan đầu năo trong quản lư, chỉ đạo, điều hành, tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; mặt khác, tạo ra những xáo trộn không nhỏ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng, nhiều trường hợp cơ quan tố tụng cấp cao không thể theo vụ án đến cùng mà phải ủy quyền cho cấp dưới tiếp tục tiến hành tố tụng.
Cấp trên sai, cấp dưới “bó tay”
Nhiều ư kiến cho rằng, việc các cơ quan tố tụng trung ương tự ư rút vụ án lên điều tra, truy tố sau đó lại ủy quyền cho cấp dưới giữ quyền công tố tại ṭa án như vậy khác nào “mang con bỏ chợ”, làm khó cho cấp dưới. Thực tế đă có nhiều vụ án, khi được ủy quyền tham gia xét xử, cơ quan tố tụng cấp dưới phát hiện vụ án do cơ quan điều tra cấp trên có dấu hiệu oan sai, nhưng lại không dám rút truy tố. Cũng v́ không trực tiếp điều tra nên nhiều vụ án, thay v́ phải phải có thái độ ṣng phẳng, công tâm, nh́n thẳng vào sự thật để thừa nhận oan sai th́ đằng này họ chỉ biết dừng lại, xin ư kiến cấp trên.
Lư giải thực tế trên, LS Đỗ Minh Thu (ĐLS Nam Định) cho rằng pháp luật tố tụng h́nh sự cho phép cơ quan tố tụng trung ương được rút những vụ án khó, phức tạp hoặc quá tŕnh thực thi cấp dưới đă có vi phạm nghiêm trọng lên để giải quyết, nhằm đảm bảo khách quan minh bạch hơn.
Vậy nên, theo quy luật, nếu cấp dưới sai phạm th́ cấp trên được quyền sửa, hủy chứ không có t́nh trạng ngược lại. Lịch sử tố tụng h́nh sự Việt Nam chưa từng xảy ra trường hợp VKSND cấp huyện hoặc tỉnh được VKSNDTC ủy quyền tham gia phiên ṭa mà dám rút quyết định truy tố của cấp trên, dù biết rơ mười mươi là thiếu căn cứ pháp luật.”- Luật sư Thu nhấn mạnh.
“Nếu sai phạm là do cơ quan điều tra cấp huyện hoặc cấp tỉnh thực hiện th́ người dân c̣n có “cửa” kêu oan lên cấp tối cao và c̣n có hy vọng được minh xét. C̣n nếu đă là VKSNDTC điều tra hoặc truy tố th́ coi như “vô phương kêu oan” chỉ v́ cấp Tối cao không chịu thừa nhận họ làm oan, sai.”- Đồng quan điểm trên, LS Ngô Trung Kiên (ĐLS tỉnh Hà Giang) bức xúc phát biểu.
Ở góc độ khác, cũng v́ cơ quan cấp cao mải sa đà vào những việc nhỏ lẻ có tính chất sự vụ nên có xao nhăng, ảnh hưởng đến chức năng kiểm tra, đôn đốc công tác của cấp dưới; hoặc khi cấp dưới có vướng mắc, cần xin ư kiến đường lối th́ lại chậm nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết, ảnh hướng đến việc áp dụng thống nhất pháp luật.
Phân định hợp lư thẩm quyền để tăng trách nhiệm, giảm oan sai
Nhằm tiếp tục thực hiện tư tưởng phân định hợp lư thẩm quyền giữa các cấp tố tụng, tăng cường hơn nữa sự độc lập của hệ thống tư pháp, một trong những chủ trương quan trọng được đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị đó là tổ chức hệ thống Ṭa án, VKS theo thẩm quyền tố tụng, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, thực hiện mô h́nh Ṭa án, VKS 4 cấp thay cho mô h́nh 3 cấp như hiện nay.
Cụ thể, hệ thống TAND gồm: TAND sơ thẩm khu vực, TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao, TANDTC. Mô h́nh VKSND cũng được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Ṭa án, gồm: VKSND khu vực, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp cao, VKSNDTC.
Hệ thống CQĐT trong Công an nhân dân cơ bản giữ nguyên mô h́nh tổ chức như hiện nay, gồm: CQĐT Công an cấp huyện, CQĐT Công an cấp tỉnh và CQĐT thuộc Bộ Công an. Việc phân định thẩm quyền theo Nghị quyết 49 vừa khắc phục được t́nh trạng cơ quan tố tụng cấp trên tùy tiện rút án của cơ quan tố tụng cấp dưới lên để điều tra, truy tố, vừa khắc phục được t́nh trạng cơ quan tố tụng bị chi phối, ảnh hưởng bởi sự “chỉ đạo” của cơ quan hành chính, chính quyền trực thuộc. Đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để tiến tới một nền tố tụng h́nh sự dân chủ, khách quan, minh bạch.
Trần Nguyên