Cho dù sống ở đâu nhưng có lẽ nếu ai mang trong ḿnh ḍng máu Việt, hay đặc biệt được ít nhất một lần sống trong không khí những ngày Tết thực sự, th́ đều mong ngóng và chờ đợi tới dịp lễ này.
Tôi chỉ mong mỏi là các thế hệ sau ở nước ngoài là đều biết nói, biết đọc Tiếng Việt th́ không có ǵ hạnh phúc hơn cả.
Tuy nhiên, dường như chỉ có tới dịp Tết, hai tiếng Việt Nam mới được nhắc tới nhiều nhất và không khí Việt mới trở nên tưng bừng, rộn ràng, và rơ nét hơn bao giờ hết. Nhưng có một người, dù là Tết Nguyên Đán hay ngày thường, dù là trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai, trong suốt hơn 40 năm định cư và sinh sống ở Châu Âu, vẫn luôn dành không ít thời gian để cống hiến cho Việt Nam qua những công tŕnh nghiên cứu lịch sử Việt Nam đầy tâm huyết, qua những cuốn sách ghi lại những chuyến hành tŕnh dọc miền đất nước, và qua những bài viết chứa đựng những trăn trở, nỗi niềm rằng liệu những thế hệ Việt trong tương lai có thể giúp bảo tồn những nét văn hóa như những thế hệ hiện giờ đang làm hay không. Đó là nữ văn sĩ Mathilde Tuyết Trần.
Bà Mathilde trước khi đi du học
Cô nữ sinh học ban Văn chương Triết học của trường Gia Long cách đây hơn 40 năm đă trở thành một trong số ít nữ sinh Việt Nam đầu tiên du học tại Cộng ḥa Liên bang Đức, theo ngành khoa học kinh tế. Vào thời điểm nước Đức vẫn phân chia Tây Đức và Đông Đức, trong số 1000 sinh viên ở Tây Đức th́ có 80 nữ sinh viên rải rác trên các đại học toàn Tây Đức và chỉ có vỏn vẹn ba nữ sinh viên Việt Nam. Trong khi đa số những nữ sinh khác học hóa học, chỉ có ḿnh nữ sinh Mathilde Tuyết Trần chọn học kinh tế. Khi được hỏi về quyết định du học Đức, bà Mathilde Tuyết Trần nói:
“Trước hết tôi xin kính chào Hồng Hoa và xin kính chào thính giả của đài Voice of America. Xin chúc tất cả một năm mới 2013 cũng như năm Quư Tỵ mọi sự tốt lành và hạnh phúc. Ở Việt Nam tôi học chương tŕnh Pháp-Anh, dù tôi không biết một chữ tiếng Đức và phải học tiếng Đức cấp tốc trong vài tháng để thi vào trường nhưng v́ hoàn cảnh nên sau khi sang Pháp, sang Bỉ, th́ tôi lại sang Đức. Nước Đức thời ấy không bắt đóng học phí, việc học hoàn toàn miễn phí, đó là lư do lớn nhất tại sao tôi sang Đức. Nước Đức cũng có trợ cấp cho sinh viên cho nên qua Đức học đỡ được nhiều nỗi lo và bớt được nhiều khó khăn.”
Khởi đầu học về ngành xă hội, bà Mathilde Tuyết Trần cho biết khi chuyển sang học khoa học kinh tế th́ khó khăn lớn nhất của bà là toán cao cấp và toán thống kê nhưng cuối cùng bà cũng vượt qua được. Nhưng tại sao bà lại chọn cho ḿnh một hướng đi hoàn toàn mới mẻ và khác biệt như vậy? Bà nói:
“Cái thích cá nhân của ḿnh là một việc, nhưng hoàn cảnh thực tế lại là một việc khác. Lúc tôi đi học, th́ lúc đó là nước ḿnh là đang có chiến tranh, cho nên cái vấn đề xă học lúc ấy lùi lại một tí tại v́ ngày nào cũng thế, chúng tôi ngồi theo dơi tin tức chính sự ở Việt Nam, cho nên khi ấy cái chú ư về kinh tế, chính trị nổi hơn lên. Lúc ấy tôi đă chọn ưu tiên học về kinh tế. Sau khi học xong, đi làm cũng thế. Thời gian, trách nhiệm, và bổn phận không cho ḿnh cái khả năng chèo hai ba cái thuyền cùng một lúc.”
Vượt qua những năm tháng đầy vất vả khi phải cân bằng giữa học tập và làm thêm, cộng thêm những khó khăn về ngôn ngữ khi tiếng Đức không hề dễ học, bà đă tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế quản trị tại trường Đại học Kỹ thuật Aachen và công tác một thời gian dài trong lĩnh vực tài chính, nhân sự của chính quyền thành phố Cologne, Đức. Từ những trải nghiệm với tư cách là một phụ nữ đạt được thành quả lớn như vậy trong thời gian trước, bà đă chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn cho phụ nữ khi đó:
“Thực t́nh mà nói, một ngày chỉ có 24 tiếng, sức người cũng chỉ có giới hạn, cho nên là có đôi lúc tôi cảm thấy tôi hoàn toàn kiệt sức. Nói chung phụ nữ c̣n bị xă hội thử thách nhiều, ngay cả ở Châu Âu cũng thế. Cho nên khi thấy và khi biết có những phụ nữ xuất sắc, nhất là phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học, tri thức th́ tôi rất mừng. Cái việc phụ nữ ḿnh biết nhiều ngoại ngữ, giỏi trong lĩnh vực chuyên môn của ḿnh, bền bỉ, kiên nhẫn, khéo léo, đó là những đức tính thuận lợi của ḿnh, của người phụ nữ. Khó khăn là ḿnh phải có một cái ǵ xuất sắc hơn người khác th́ ḿnh mới t́m được công ăn việc làm, v́ họ vẫn ưu tiên cho người dân của nước sở tại và những ứng viên nam.
Ở Đức có khi là phụ nữ phải cam kết miệng, điều này họ không thể viết trong văn bản được, đó là không sinh đẻ trong mấy năm đầu làm việc, v́ gia đ́nh, con cái cũng là một thử thách cho phụ nữ. Tôi nhớ là lúc ấy, hai câu hỏi căn bản mà các bạn đồng học nữ với tôi thời ấy đó là, đơn giản lắm: Lập gia đ́nh lúc nào? Có con khi nào, khi đi học hay khi đi làm?
Cho nên người phụ nữ mà gọi là một cổ hai tṛng, một mặt phải dành hết sức lực, trí tuệ để bảo đảm công ăn việc làm, sự tiến bộ của ḿnh trong nghề nghiệp, một mặt phải lo toan cho chồng, cho con vui khỏe, hạnh phúc, đó là hai gánh nặng và trách nhiệm rất lớn.”
Bất chấp những khó khăn, bà Mathilde cho biết những năm tháng công tác trong lĩnh vực tài chính, kinh tế, đảm nhận những trọng trách lớn, đă giúp bà có một cái nh́n thẳng vào nhiều vấn đề sự kiện, cũng như hiểu được ít nhiều mặt trái của các vấn đề sự kiện. Bà nói rằng đằng sau một con mắt văn chương xă hội mang ít hay nhiều tính chất thơ mộng, th́ bà có một con mắt khác, một con mắt phân tích khoa học thực tế, cân nhắc, và suy nghĩ. Với những vốn sống và trải nghiệm đa dạng được tích lũy đă đóng góp một phần lớn vào công việc viết sách hiện giờ của bà.
Bà Mathilde bên cạnh giếng nước của tư thất của nhà thơ cổ điển Pháp Jean de La Fontaine, tại Château-Thierry, vào cuối thu 2012
Nội dung, kiến thức cho những cuốn sách th́ có thể dần dần tích lũy, nhưng khi được hỏi về thần tượng văn chương hay nguồn cảm hứng định h́nh phong cách viết, bà đă nói:
“Trời sinh mỗi người có một văn phong khác nhau, không ai có thể viết giống ai cả, mà muốn bắt chước giống người ta cũng không được. Thế nên người Pháp họ mới có một câu nói là Văn Tức Là Người, tâm hồn ḿnh ra sao th́ cái câu văn của ḿnh cũng như thế. Văn phong của ḿnh chính là cái dấu ấn của người viết. Cho nên khi mà tôi bị người khác sửa văn của ḿnh hay là bị biên tập lại th́ tôi luôn luôn có cảm giác là cái văn ấy không c̣n là của ḿnh nữa.”
Bà nói cảm hứng viết lách của bà phát sinh từ nhiều nguồn, từ thiên nhiên, phong cảnh, con người, hay vạn vật. Bà nói, rất nhiều điều đơn giản cũng có thể gây cho ḿnh một cảm hứng bất chợt để thành một bài văn hay một bài thơ. Tuy nhiên, những điều này dường như cũng không mấy liên quan trực tiếp tới những cuốn sách nghiên cứu lịch sử mà bà đă cho xuất bản như cuốn Dấu Xưa tản mạn lịch sử nhà Nguyễn (khảo cứu lịch sử) năm 2010. Vậy cơ duyên dẫn tới việc xuất bản những cuốn sách về lịch sử của bà là do đâu? Bà cho biết:
“Tôi đến với việc nghiên cứu lịch sử là một chuyện rất t́nh cờ. Tôi khám phá ra được là ở Pháp có trữ rất nhiều tư liệu, kho tàng về lịch sử Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử là cái bể học không bao giờ cạn, luôn luôn có rất nhiều điều để khám phá nếu mà ḿnh có phương tiện. Khi đi nghiên cứu ở các kho tàng văn khố th́ ḿnh phải có một sự say mê. Nếu không có say mê, thích thú, và kiên nhẫn th́ ḿnh không thể nào ngồi đọc một chỗ, tám, chín tiếng đồng hồ một ngày. Nhiều khi ḿnh t́m hai ba năm mà ḿnh t́m không ra. Hoặc nhiều khi ḿnh đi t́m điều này th́ bất chợt phát hiện ra một đề tài khác cũng hấp dẫn.”
Kiên nhẫn và phải dành nhiều thời giờ không phải là thử thách duy nhất. Bà đă kể thêm về những khó khăn trong quá tŕnh nghiên cứu lịch sử:
“Khó khăn thứ nhất là khó khăn vật chất, tức là ḿnh phải có điều kiện, phương tiện để đi nghiên cứu dài ngày một đề tài nào đó ở một nơi nào đó. Cái khó khăn thứ hai là vấn đề sinh ngữ. Trong văn khố lưu trữ của nhiều nước trên thế giới có lưu trữ một phần lịch sử Việt Nam, như ở Đức, Pháp, Hà Lan, Trung Hoa, Hoa Kỳ v..v.. Cho nên người đi tham khảo là phải biết nhiều ngôn ngữ. Khó khăn thứ ba là các cản trở về hành chính để được tham khảo các tư liệu. V́ có nhiều rào cản hành chính, thí dụ như ḿnh không được tham khảo hay là chỉ được tham khảo một số tư liệu giới hạn mà thôi, cho nên kết quả của ḿnh cũng có giới hạn.
Những ai mà đam mê về lịch sử, nghiên cứu về lịch sử, dạy lịch sử, và học lịch sử, th́ cho đời nhiều hơn là ḿnh nhận lại được
Mathilde Tuyết Trần
Khó khăn thứ tư, đó là ḿnh cần có thày, là người đi trước, hướng dẫn, chỉ dẫn cho ḿnh vài điều. Ḿnh cần có bạn để làm bạn đồng hành, giúp đỡ, trao đổi. Khó khăn thứ năm là cái nản của chính ḿnh. Nhiều khi làm việc 4,5,6,7 năm, cuốn sách mới được in ra và đến tay độc giả. Cái khó khăn cuối cùng là, người đi học sử, viết sử sách ḿnh đầu tư về thời gian sống, về sức khỏe, về t́nh cảm, về hi vọng, và cả tiền bạc nữa. Cho nên tôi có thể nói rằng, những ai mà đam mê về lịch sử, nghiên cứu về lịch sử, dạy lịch sử, và học lịch sử, th́ cho đời nhiều hơn là ḿnh nhận lại được.”
Gần đây, theo thông tin từ nhiều trang báo Việt Nam, t́nh trạng học sử của học sinh từ tiểu học lên đến trung học phổ thông đang trở nên báo động. Tuy không có nhiều thông tin về t́nh trạng dạy và học sử hiện tại trong nước, nhưng là một người yêu thích lịch sử và dựa vào kinh nghiệm thực hiện các dự án giáo dục trước đây khi bà c̣n làm việc cho chính quyền Cologne, bà cho biết:
“Về việc học sử, th́ tôi có tiếp xúc với vài bạn trẻ học sử ở Việt Nam th́ tôi thấy họ có cùng những khó khăn như bản thân tôi, tức là thiếu sách, thiếu tư liệu, thiếu điều kiện và phương tiện nghiên cứu, thiếu người hướng dẫn mở đường… dù họ cũng có đam mê như tôi về sử.
Tôi học ở Đức, nên tôi bị ảnh hưởng quan niệm giáo dục của Đức, tức là học phải đi đôi với hành. Hiểu lư thuyết là việc thứ nhất, rồi phải thấy và hiểu sự áp dụng của lư thuyết trên thực tế là việc thứ hai. Trong thời gian học về kinh tế, giáo sư thường tổ chức những chuyến đi thực tế đến các hăng, xưởng. Lúc tôi làm luận án tốt nghiệp th́ tôi phải đi làm không công sáu tháng trong một hăng để có căn bản thực tế cho luận án. Dạy sử và học sử cũng thế, nên mở rộng giáo tŕnh và thư mục tham khảo, cũng như nên có những chuyến đi thực tế. Dạy về Nguyễn Trung Trực th́ phải về Rạch Giá, nói về Hai Bà Trưng th́ phải về Mê Linh chẳng hạn…như thế học sinh mới có cảm nhận rằng lịch sử là đời thật đă qua, không phải là chuyện hoang đường khó nuốt, khó nhớ.”
Cuốn hồi kư du lịch Từ Lũng Cũ đến Đất Mũi của bà mới được phát hành cuối tháng 1/2013
Ngoài những bài viết về lịch sử, bà Mathilde c̣n dành nhiều thời gian trở về Việt Nam để khám phá những nét đẹp và sự đổi thay của quê hương trong hiện tại. Cuối tháng 1 vừa rồi, bà vừa cho xuất bản cuốn hồi kư du lịch “Từ Lũng Cú đến Đất Mũi” sau một thời gian dài ấp ủ.
Lịch sử không thể thay đổi mà chỉ có thể t́m ṭi, nghiên cứu. Hiện tại th́ có thể tiếp tục quan sát và ghi lại. Nhưng tương lai th́ không thể đoán trước. Cũng chính v́ vậy mà dường như chưa khi nào bà thôi trăn trở về việc liệu thế hệ người gốc Việt tương lai sinh sống và làm việc ở nước ngoài có thể giữ ǵn và bảo tồn nhiều giá trị truyền thống, trong đó có việc học và sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ hay không:
“Ngôn ngữ là để trao đổi, để hiểu người, và để cho người ta hiểu ḿnh. Ḿnh có ngôn ngữ th́ ḿnh mới thu nhập kiến thức và ḿnh mới truyền bá được kiến thức. Cứ xem hoàn cảnh của những dân tộc khác, tỉ dụ người da đỏ Châu Mỹ, hay là thổ dân Châu Úc chẳng hạn, ngôn ngữ của họ bị mai một. Số người biết nói, viết, đọc ít dần đi, th́ khả năng truyền đạt lại văn hóa dân tộc của họ cũng bị mai một theo từng thế hệ. Cái nh́n về bảo tồn văn hóa, về bảo tồn bản sắc, hay là bản tồn ngôn ngữ, phải là một cái nh́n xa và về lâu về dài cho nhiều thế hệ nối tiếp. Ḿnh không thể nào chỉ nghĩ đến thế hệ của ḿnh và thế hệ con ḿnh được.
Tôi có một ông bạn học cũ, ông có một đứa cháu ngoại, mà đứa cháu ngoại mang trong người sáu gốc tích của sáu ḍng máu. Khi cháu lớn lên th́ cháu không thể chỉ là một người Việt được, mà cháu sẽ là một người của thế giới, một người đa dạng. Thành ra, một người như cháu mà có được một ít vốn liếng của Tiếng Việt, hiểu được một chút văn hóa của người Việt th́ ḿnh c̣n là một người Việt. Tôi chỉ mong mỏi là các thế hệ sau ở nước ngoài là đều biết nói, biết đọc Tiếng Việt th́ không có ǵ hạnh phúc hơn cả.”
Nguồn: Hồng Hoa/ VOA