Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi đó là sự “khiêu khích cao độ”, máy bay Nhật Bản nhanh chóng xuất kích đi đo độ phóng xạ, quân đội Hàn Quốc nhận lệnh cảnh giác sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba ngày 12-2.
Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng kêu gọi quốc tế có phản ứng nhanh chóng trước vụ việc. “Không chỉ cách xa mục tiêu giàu mạnh và thịnh vượng, Triều Tiên sẽ ngày càng tự cô lập, khiến người dân trong nước càng bần cùng hơn chỉ v́ theo đuổi chính sách phát triển vũ khí hủy diệt một cách thiếu thông minh. Mỹ sẽ tiếp tục những bước đi cần thiết để tự vệ cũng như bảo vệ cho các đồng minh” - ông Obama nhấn mạnh.
Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh đều đă ra những tuyên bố lên án vụ thử mới của Triều Tiên.
Nhiều nước ngay lập tức lên án Triều Tiên thử hạt nhân. Ảnh: AP
Tại Nhật Bản, chiều 12-2, Bộ trưởng Quốc pḥng Itsunori Onodera đă chỉ thị máy bay T4 của Lực lượng pḥng vệ trên không (ASDF) cất cánh để thu thập chất phóng xạ nhằm xác định có đúng B́nh Nhưỡng đă thử hạt nhân lần thứ ba hay không.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ trích: “Vụ thử của Triều Tiên đă vi phạm hàng loạt nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Đây là một việc làm cực kỳ đáng tiếc, chúng tôi cực lực phản đối”. Ông Abe cho biết thêm nước này sẽ cân nhắc các lệnh trừng phạt riêng đối với Triều Tiên.
Cùng ngày, Hàn Quốc lên án động thái này là mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với ḥa b́nh khu vực và đề nghị Hội đồng bảo an họp khẩn để xử lư. Quân đội Hàn Quốc ngay lập tức được đặt trong tình trạng cảnh báo cao.
Hiện Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng về vụ việc nhưng rơ ràng vụ thử cho thấy Triều Tiên đă phớt lờ "cảnh báo mạnh mẽ" từ phía Bắc Kinh trước đó.
Trận động đất sáng 12-2 xảy ra ở khu vực có băi thử Pungye-ri của Triều Tiên. Nguồn: AP
Trước đó, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng các cơ quan địa chất của Mỹ và Trung Quốc đều xác nhận vào lúc 11 giờ 57 phút theo giờ Triều Tiên (tức 9 giờ 57 phút giờ Việt Nam), đã xảy ra một trận “động đất nhân tạo” có cường độ từ 4,9 - 5,1 độ Richter tại khu vực Kilju, nơi có bãi thử hạt nhân Pungye-ri của Triều Tiên.
Theo phân tích của các nhà khoa học, đây "không giống động đất bình thường". Website của Trung tâm mạng lưới động đất Trung Quốc nhận định chấn động này "nghi là vụ nổ" với tâm chấn là "0 km". C̣n Cơ quan Khí tượng học Nhật Bản cho rằng trận động đất sáng 12-2 có tâm chấn rất nông, xảy ra ở hầu như đúng địa điểm từng có động đất ở lần thử hạt nhân gần nhất của Triều Tiên vào năm 2009.
Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc th́ cho biết “vụ thử hạt nhân” trên có cường độ từ 6 - 7 kiloton (tương đương 6.000 - 7.000 tấn thuốc nổ), thấp hơn so với tính toán ít nhất 10 kiloton trước đó nhưng vẫn "có sức hủy diệt khủng khiếp". Người phát ngôn bộ này cũng cho biết Triều Tiên đã thông báo với Trung Quốc và Mỹ một ngày trước khi thử hạt nhân.
Thư kư điều hành Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), ông Tibor Toth, cho biết trận động đất bất thường tại Triều Tiên có "các đặc điểm rơ ràng của một vụ nổ" và "trùng với địa điểm" từng tiến hành các vụ thử hạt nhân hồi năm 2006 và 2009.
Triều Tiên xác nhận thử thành công "thiết bị hạt nhân thu nhỏ", gây lo ngại nước này
đủ sức chế tạo đầu đạn hạt nhân. Ảnh: AP
Triều Tiên sau đó đă xác nhận thử hạt nhân lần thứ ba, cụ thể là thử thành công một thiết bị hạt nhân "được thu nhỏ” mới. Hăng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin: "Không giống trước đây, vụ thử hạt nhân ở cấp độ cao này có sức hủy diệt cao hơn, với một quả bom nguyên tử nhẹ và nhỏ hơn, đồng thời được tiến hành an toàn và hoàn hảo".
Thông báo này gây lo ngại rằng B́nh Nhưỡng đă đủ sức chế tạo một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn vào tên lửa tầm xa.
Hải Ngọc (Theo Kyodo, BBC, AP)
Nguoilaodong