Khí nhiều, dầu ít
WASHINGTON DC (NV) - Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có tham vọng muốn chiếm gần hết để một ḿnh vơ vét dầu khí, có thể chứa một lượng khí đốt rất lớn và rất ít dầu.
Bản đồ Biển Đông của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với đường 9 đoạn “lưỡi ḅ” mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền. (H́nh: EIA)
Một bản ước tính mới của Hoa Kỳ mới đây đưa ra các con số khác xa với các ước lượng của Trung Quốc.
Một tài liệu của Cục Thông Tin Năng Lượng (Energy Information Administration - EIA) của chính phủ Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013 phổ biến trên Internet ước lượng có khoảng 11 tỉ thùng dầu và khoảng 190 ngàn tỉ mét khối khí đốt ở dưới ḷng Biển Đông.
Nếu sự ước lượng này đúng th́ trữ lượng đó nhiều hơn trữ lượng ở Mexico, Angola và Azerbaijan, và hơi ít hơn trữ lượng 14.8 tỉ thùng dầu trên lục địa Trung Quốc và cũng chỉ bằng phân nửa trữ lượng của Hoa Kỳ với khoảng 20.6 tỉ thùng.
Dù sao, đây cũng một tiềm năng rất lớn mà Trung Quốc rất thèm khát độc chiếm. Họ dựa vào sức mạnh quân sự của một cường quốc ăn trùm so với các nước nhỏ phía Nam ḥng chiếm đoạt tài nguyên một vùng biển rộng hơn 3 triệu km2.
Các con số do EIA đưa ra căn cứ vào các dữ kiện mới và cao hơn những ước lượng trước kia chỉ có 2.5 tỉ thùng dầu. Tuy nhiên, thật ra, bản tin của EIA nói rằng, “Rất khó xác định lượng dầu khí dưới ḷng Biển Đông v́ khu vực vẫn chưa được phát triển nhiều cũng như nằm trong sự tranh chấp chủ quyền lănh thổ của các nước trong vùng.”
Ngược lại với ước tính của EIA, Tập Đoàn Thạch Dầu Hải Dương (CNOOC) của Trung Quốc ước lượng Biển Đông có trữ lượng tới 125 tỉ thùng dầu và 500 ngàn tỉ mét khối khí đốt.
Ước lượng cao như vậy và với ḷng tham vô đáy, Trung Quốc dựa vào thế mạnh quân sự tuyên bố chủ quyền nằm trong phạm vi “lưỡi ḅ,” chiếm khoảng 80% Biển Đông. Nhiều khu vực, cái vạch “lưỡi ḅ” này liếm sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, bất chấp Công Ước Quốc Tế về Luật Biển mà Trung Quốc cũng là thành viên kư cam kết tuân hành.
Theo tài liệu của EIA, các khu vực chung quanh quần đảo Trường Sa không có trữ lượng đáng kể. Tuy nhiên, ở vùng Trường sa có trữ lượng khoảng 2.5 tỉ thùng dầu và khoảng 25.5 ngàn tỉ mét khối khí đốt chưa được khám phá.
Bản tường tŕnh gần đây nhất của Cơ quan Khảo sát Địa lư của chính phủ Hoa Kỳ (US Geographic Survey) cho rằng phần lớn các tài nguyên dầu khí đó nằm ở khu vực Băi Rong (Reed Bank) ở phía Đông Bắc của quần đảo Trường Sa, nơi có sự tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan với Philippines.
Mấy năm trước, một công ty của Mỹ đă trúng thầu ḍ t́m nhưng đă phải hủy bỏ hợp đồng với chính phủ Philippines trước sự chống đối mạnh mẽ của Bắc Kinh.
C̣n tại khu vực Hoàng Sa, cơ quan EIA cho rằng không có trữ lượng đáng kể ǵ hay một lượng dầu khí nào đă được khai thác.
Tài liệu của EIA kết luận rằng, “Biển Đông nhiều phần là một vùng có tiềm năng khá lớn về khí đốt hơn là về dầu.”
Một đặc điểm khác của vấn đề khai thác dầu khí trên Biển Đông được cơ quan EIA nêu ra là vấn đề thời tiết băo tố và kỹ thuật khai thác vùng biển sâu và vận chuyển khí đốt.
Nếu muốn khai thác khí đốt, các nhà sản xuất phải lập đường ống chạy ngầm dưới ḷng biển đến nơi tồn trữ, một phí tổn không nhỏ. Bên cạnh đó, đây là vùng biển vừa có luồng nước chảy mạnh, vừa cả chục trận băo mỗi năm. Các dàn khoan phải kiên cố và mạnh như thế nào để có thể hoạt động được trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm như thế, không phải dễ. Nói khác, tốn kém sẽ rất lớn để người ta có thể khai thác thương mại.
Từ giữa năm 2012 đến nay, sau khi loan báo thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa bao gồm 3 quần đảo trên Biển Đông (mà 2 quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa), Bắc Kinh đă đổ những khoản tiền lớn để biến đảo Phú Lâm thành Bộ Chỉ Huy quân sự cho mộng độc chiếm cả vùng biển rộng lớn này.
Những cuộc tập trận đủ kiểu từ hải quân, tấn công đổ bộ chiếm đảo, phóng hỏa tiễn tầm xa của Trung Quốc trên Biển Đông diễn ra liên tục từ đầu năm đến nay không ngoài mục đích đe nẹt Việt Nam và Philippines.
Cách đây hai ngày, Tân Hoa Xă bắn tin các tàu “Ngư Chính” của thuộc Bộ Canh Nông Trung Quốc sẽ tuần tiễu hàng ngày trên Biển Đông. Hành động này mở đường cho lực lượng hải quân của họ can thiệp khi có chuyện tranh chấp căng thẳng không theo chiều hướng họ muốn.
(TN)