13 năm trước khi chúng tôi mở một tiệm tóc, có một người Việt ngày nào cũng đi qua để bán bánh. Anh ta chỉ lắp bắp vài câu tiếng Anh, nhưng luôn tươi cười và chúng tôi ngày một thân quen.
![](http://www.iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=208089&stc=1&d=1359999314)
Tàu đánh cá đưa Le Van Vu sang Mỹ. Ảnh minh họa: Doplnek.com.
Anh ấy tên là Le Van Vu Buổi sáng, anh làm việc trong cửa hàng bánh, đến tối lại về nhà học tiếng Anh với vợ qua băng cát xét. Sau nay, tôi biết rằng anh ấy ngủ trong một pḥng nhỏ chính tại tiệm bánh, trên những chiếc túi đựng mùn cưa. Ở Việt Nam, gia đ́nh anh ấy từng là những người giàu nhất Đông Nam Á, sở hữu một phần ba Bắc Việt, bao gồm các nhà máy công nghiệp và bất động sản. Nhưng rồi sau khi cha của anh bị giết, anh phải cùng mẹ bỏ vào Nam, đi học, trở thành luật sư. Anh ấy cũng thành công như cha vậy. Khi có cơ hội trong ngành xây dựng, khi mà người Mỹ đến Việt Nam ngày một nhiều và công ty của anh trở thành một trong những công ty phát triển nhất đất nước. Nhưng rồi trong một chuyến đi tới miền Bắc, anh đă bị bắt và bỏ tù 3 năm. Sau khi bỏ chạy và phải giết hại 5 bộ đội, anh trở về miền Nam và rồi bị bắt tiếp v́ cho rằng đây là gián điệp của miền Bắc. Sau khi ra tù, Le lại mở công ty chế biến cá, rồi tiếp tục trở thành ông vua ngành cá ở miền Nam việt Nam. Nhưng rồi đến khi quân đội và các nhà ngoại giao Mỹ lên kế hoạch trở về Mỹ, anh đă cho ra một quyết định đổi đời.
Anh lấy tất cả vàng mang theo ḿnh, lên một thuyền đánh cá và cùng vợ bơi tới một trong những tàu Mỹ ở cảng. Đánh đổi tất cả, anh cùng vợ được đưa tới Phillipines và vào trại tị nạn. Tại đây, anh đă thuyết phục để tổng thống Phillipines cho anh sửa thuyền đánh cá và một lần nữa khai mở một nền công nghiệp đánh cá ở đây chỉ sau 2 năm. Thế rồi anh đi Mỹ, nhưng với cái giá là bắt đầu lại từ đầu, v́ thế vợ anh đă từng phải chặn anh lại khi thấy anh muốn nhảy xuống biển.
“Nếu anh nhảy xuống th́ em sẽ ra sao? Chúng ta đă trải qua nhiều điều cùng nhau. Chúng ta sẽ qua được thôi,“ vợ anh nói. Nghe vậy, Le Van Vu đă tỉnh lại. Vào năm 1972, họ đến Houston với đôi bàn tay trắng và không biết tiếng Anh. V́ có người thân ở đây, họ đă đến sống tại hiệu bánh của anh họ, cách tiệm tóc của chúng tôi 150 mét. Anh họ cho hai vợ chồng Le Van Vu làm việc tại đây, mỗi tuần trả cho anh 175 USD và 125 USD cho vợ. Mỗi năm họ thu nhập được 15 600 USD. Sau đó, anh họ bán lại hiệu bánh với điều kiện hai vợ chồng phải trả trước 30 000 USD, số c̣n lại 90 000 USD họ có thể ghi nợ.
Mỗi tuần họ làm được 300 USD, sống ngay tại hiệu bánh. Hai năm họ không tiêu tốn ǵ. Một vài năm sau, họ tiết kiệm được 30 000 USD đó. Nhưng họ vẫn nợ 90 000 USD, khi đó cả hai vợ chồng lại quyết định sống tiếp trong hiệu bánh để tiết kiệm dù 2 năm qua thật khổ sở. Tôi cảm thấy tự hào v́ người bạn của tôi. Họ đă tiết kiệm từng cent một để trả được khoản nợ và chỉ sau 3 năm đă trở thành một ông chủ cửa hàng. Chỉ lúc đó, Le Van Vu mới t́m một căn hộ để thuê lại. Đến giờ họ vẫn tiết kiệm, sống từ khoản tiền nhỏ bé mà họ kiếm được, trả tất cả bằng tiền mặt. Bạn nghĩ giờ Le Van Vu đă là triệu phú? Tôi vui mừng nói cho bạn biết rằng, anh ta là tỉ phú.
John McCormack – Phoenix, doplnek.com
Nghiêm Trang (dịch) – vietinfo.eu