Ông Nguyễn Xuân Ngữ và trang trại rộng 3.600 m2 đă thành b́nh địa
Trong tháng 5 vừa qua, báo TT&VH đă nhận được nhiều đơn thư của ông Nguyễn Xuân Ngữ và các hộ dân ở quận 9 bị thu hồi đất làm khu công nghệ cao TP.HCM, tŕnh bày việc làm sai luật của chính quyền quận khi ra quyết định thu hồi, đền bù cho dân chưa thỏa đáng.
Gia đ́nh ông Nguyễn Xuân Ngữ, sĩ quan quân đội nghỉ hưu, ngụ tại ấp Mỹ Thành, phường Long Thành Mỹ, quận 9, bị thu hồi đất mà không có quyết định thu hồi. Việc quận công bố giá trị bồi thường năm 2005, nhưng không áp dụng Luật Đất đai năm 2003 mà áp dụng Luật Đất đai năm 1993 đă gây thiệt hại nghiêm trọng cho gia đ́nh ông Ngữ.
Gia đ́nh ông Ngữ có 3.600 m2 đất tại ấp Mỹ Thành, phường Long Thành Mỹ, đă được cấp “sổ đỏ”. Ông Ngữ đă đầu tư hàng tỷ đồng để cải tạo vùng đất hoang này trở thành một trang trại chăn nuôi, vườn cây ăn trái bề thế. Ngày 21/12/2005, UBND quận 9 đă ra Quyết định số 3144/QĐ-UBND-BBT công bố giá trị bồi thường cho ông Ngữ, nhưng lại áp dụng Luật Đất đai 1993, mặc dù Luật Đất đai 2003 đă có hiệu lực thi hành gần 2 năm.
Nguyên PGĐ Sở Tư pháp TP.HCM Nguyễn Thu Giang bức xúc: “Quyết định số 3144 của UBND quận 9 được kư sau khi Luật Đất đai 2003 đă có hiệu lực mà cán bộ quận 9 lại không áp dụng một điều khoản nào của luật này, trái lại c̣n áp dụng những văn bản đă hết hiệu lực. Điều đó là trái quy định pháp luật”.
Ông Ngữ chỉ nhận được khoản tiền bồi thường rất rẻ mạt, khoảng gần 1,1 tỷ đồng so với công sức và tài sản thực tế đă đầu tư trong nhiều năm qua và đă khiếu nại khắp nơi. Nhưng không hiểu sao chính quyền quận không xem xét khiếu nại của dân, ngày 11/4/2008, UBND quận 9 lại ban hành Quyết định số 642/QĐ-UBND-BBT công bố giá trị bồi thường bổ sung cho ông Ngữ, nhưng tổng số tiền lại chỉ c̣n 620 triệu đồng(?). Đến thời điểm này, ông Ngữ mới chỉ được nhận 451 triệu đồng, số tiền c̣n lại không được cơ quan chức năng của UBND quận 9 giải thích rơ là sẽ c̣n lại bao nhiêu và v́ sao chưa chi trả(?). Trong các biên bản giao nhận tiền bồi thường, ông Ngữ đều ghi rất rơ là tạm nhận để thể hiện việc chấp hành chủ trương của Nhà nước, chứ ông không chấp nhận giá đền bù, bồi thường mà UBND quận 9 đă đưa ra và chưa thể giao đất, v́ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của gia đ́nh ông chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng.
Trong khi đó, ngày 3/4/2009, UBND quận 9 đă ban hành Quyết định số 13/QĐ-UBND cưỡng chế thi hành đối với ông Ngữ và ngày 20/5/2009, toàn bộ tài sản thuộc trang trại 3.600 m2 của ông Ngữ đă bị tháo dỡ tan hoang. Nghị định 84 của Chính phủ quy định, cơ quan chức năng chỉ được cưỡng chế thu hồi đất khi thực hiện đúng tŕnh tự thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật. Cụ thể là cơ quan chức năng chưa hề công bố quy hoạch 1/2000 KCNC cho nhân dân được biết; không có quyết định thu hồi đất đối với từng hộ gia đ́nh với chi tiết về vị trí, diện tích, bản đồ, lô thửa; UNBD quận 9 chưa giải tŕnh rơ ràng, cụ thể về tổng số tiền bồi thường giá trị tài sản của ông Ngữ, tại sao lúc đầu là 1,1 tỷ đồng, sau đó lại chỉ c̣n có 620 triệu đồng…
Khu công nghệ cao (KCNC) TP.HCM được thành lập năm 2002 theo Quyết định số 145/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến 18/4/2007, Thủ tướng ban hành Quyết định số 458/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể KCNC với tổng diện tích 913 ha, trong đó có 112 ha đất công và 801 ha đất phải kiểm kê thu hồi từ các cá nhân, hộ dân và đơn vị thuộc 5 phường của quận 9.
Ngày 13/5/2003, Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Quyết định số 95/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể và dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 1 khu công nghệ cao (KCNC) TP.HCM với phạm vi 298 ha, tổ chức đền bù, di dân, tái định cư… Thế nhưng trước đó gần 1 năm, ngày 17/6/2002, UBND TP.HCM đă ban hành Quyết định số 2666/QĐ-UB với nội dung thu hồi 804 ha đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng KCNC tại các phường Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Thành Mỹ và Phước Long B quận 9; giao cho BQL dự án KCNC để tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, quản lư khu đất và tiến hành mời gọi đầu tư. Vị trí ranh giới khu đất thu hồi được xác định trên bản đồ quy hoạch do Viện Quy hoạch TP.HCM lập. Việc ban hành Quyết định 2666/QĐ-UB trước khi có Quyết định số 95/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là chưa đúng về tŕnh tự, thủ tục thu hồi đất và giao đất. Việc sử dụng bản đồ quy hoạch của Viện Quy hoạch TP.HCM lập tháng 8/2001 để xác định ranh thu hồi đất và giao đất là thiếu căn cứ pháp lư, bản đồ này chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không đủ điều kiện để xác định ranh mốc trên thực địa…
Chưa hết, ngày 19/5/2004, UBND TP.HCM tiếp tục ban hành Quyết định 2193/QĐ-UB thu hồi tiếp 102 ha đất tại các phường Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, thuộc quận 9 để mở rộng KCNC, nâng tổng diện tích KCNC lên 913 ha. Trong khi đó, măi đến 18/4/2007, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 485/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể KCNC với tổng diện tích 913 ha. Như vậy, việc thu hồi đất để mở rộng KCNC trong khi chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể là sai về tŕnh tự, thủ tục thu hồi đất và giao đất, không phù hợp với quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điểm đáng lưu ư là Quyết định số 2193 của UBND TP.HCM ban hành trước thời điểm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành 41 ngày, là thời điểm nhạy cảm, gây bức xúc cho người dân bị thu hồi đất, và là nguyên nhân khiếu kiện kéo dài nhiều năm nay của hàng trăm hộ dân có đất bị thu hồi.
Những sai phạm, thiếu sót trên đă được Thanh tra Chính phủ phát hiện và đề nghị Thủ tướng Chính phủ có biện pháp chỉ đạo xử lư. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân quận 9 vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo việc thu hồi đất chưa đúng quy định pháp luật của UBND quận 9. Ông Ngữ cho biết: gia đ́nh ông và hàng trăm hộ dân khác đều sẵn sàng ủng hộ dự án KCNC, dù biết có thiệt tḥi. Tuy nhiên, người dân rất cần sự công khai minh bạch về quy hoạch sử dụng đất KCNC; sự rơ ràng, cụ thể, phù hợp về giá trị bồi thường tài sản hợp pháp, không gây thiệt hại nghiêm trọng cho cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi…
Nguồn: Cầm Phong/ TTVH