Bộ Tư pháp phải tăng cường kiểm soát, hạn chế việc ban hành các quy định mang tính chất "cấm", hạn chế bất hợp lư như vậy.
Có những dự kiến chính sách "cấm" cũng hợp lư nhưng có không ít quy định cấm gây hoang mang, bất b́nh trong dư luận.
Ví dụ như dự thảo nghị định về thanh toán bằng tiền mặt trong đó có quy định: "... không được thanh toán bằng tiền mặt khi mua chứng khoán, nhà ở, đất đai, các phương tiện đi lại như ôtô, xe máy, xe điện, áp dụng với mọi cá nhân". Chính sách này cũng gây ít nhiều tranh căi khi đưa ra lấy ư kiến của doanh nghiệp nhưng có khá nhiều tiếng nói ủng hộ. Bởi lâu nay, việc thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng, giá trị rất lớn khi mua bán nhà ở, đất đai, ô tô...có nhiều phiền phức, mất an toàn.
Một quyết định buộc các cá nhân phải giao dịch, thanh toán qua ngân hàng chắc chắn đem lại sự tiện lợi, an toàn hơn nhiều. Nó cũng phù hợp với thông tệ quốc tế và có thể góp phần vào việc chống các hoạt động rửa tiền.
Hay một dự thảo chính sách mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc cấm nuôi gà, lợn trong nội thành các thành phố lớn không phải là không cần thiết.
Chính sách cấm thanh toán bằng tiền mặt gây ít nhiều tranh căi khi đưa ra lấy ư kiến của doanh nghiệp
V́ thực tế, việc nuôi lợn, nuôi gà ở một số khu phố, thậm chí tại các quận trung tâm Hà Nội đă gây nên những chuyện phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt, môi trường chung của khu dân cư, không phù hợp với đời sống đô thị. Tất nhiên, quy định này chỉ nên áp dụng ở khu vực nội thành, c̣n ở ngoại thành, nếu mở rộng ra là bất khả thi.
Một số chính sách "cấm" khác: cấm dạy thêm, học thêm, cấm nhập khẩu mẫu vật tê giác...đều nhận được sự ủng hộ của dư luận xă hội.
Nhưng ngoài các chính sách "cấm" trên, một loạt các chính sách đă ban hành hoặc đang ở dạng dự thảo khác đă và đang gây nên nhiều ư kiến trái chiều. Có chính sách bị phản đối nhiều hơn là đồng thuận, thậm chí ở nhiều thời điểm nó gây bức xúc lớn, khiến nhiều người dân đặt câu hỏi về năng lực, sự hiểu biết của cơ quan sạn thảo, những người soạn thảo.
Ví dụ rơ nhất là nghị định 105/2012/NĐ-CP mới ban hành về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức quy định "linh cữu của người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đ́nh không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài" (khoản 3, điều 4) đă gây rất nhiều ư kiến phản đối. Chính cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đă phải lên tiếng đề nghị "xem xét lại" tính hợp lư của chính sách này.
Ông Lê Hồng Sơn, cục trưởng cục này nói: "Thực tế hiện nay việc để ô cửa có nắp kính trên nắp quan tài được các gia đ́nh, thân nhân của người quá cố sử dụng ngày càng nhiều". Đây là vấn đề quyền con người, quyền công dân...
Việc một chính sách can thiệp cả vào những vấn đề đời tư một cách không cần thiết, có thể nói là cực đoan như vậy, mà lại ở một văn bản Nghị định quả thật rất không hợp lư, hợp t́nh.
Mong muốn được nh́n lại gương mặt người thân đă qua đời một lần cuối là một t́nh cảm thiêng liêng, đáng được trân trọng và một chính sách (đă ban hành) như vậy, thực sự đă làm trái ḷng người.
Hay ở nghị định số 73/2012/NĐ-CP ban hành ngày 26.12.2012 mới đây quy định: Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài "được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam, nhưng số học sinh Việt Nam ở trường tiểu học và trung học cơ sở không quá 10%, ở trường trung học phổ thông không quá 20% tổng số học sinh của trường; Học sinh Việt Nam không đủ 05 tuổi không được tiếp nhận vào học chương tŕnh của nước ngoài. Chính sách này cũng có những điểm bất hợp lư rất lớn.
Việc quy định thành phần học sinh cả trong một trường học thực sự là không cần thiết. Thậm chí, ở mức độ nào đó, có thể coi nó đă vi phạm quyền tự do (chọn trường cho con) của công dân.
Một chính sách quan trọng khác mới đây được đề xuất tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là sửa đổi Pháp lệnh quản lư ngoại hối trong đó cơ quan này đề xuất "cấm" dân dự trữ ngoại tệ để chống t́nh trạng "đô la hóa". Nhưng đề xuất này đă gặp ngay các ư kiến không đồng t́nh. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: việc hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân là vấn đề nhạy cảm, có phạm vi ảnh hưởng lớn cũng như có thể tác động đến lợi ích của từng người dân và tổ chức kinh tế. Phản ứng của những đối tượng này sẽ có tác động tiêu cực đến thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến lượng chuyển tiền kiều hối về Việt Nam hằng năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội cũng lên tiếng: " Quy định dứt khoát người dân có ngoại tệ phải gửi vào ngân hàng là không cần thiết. "Không can cớ ǵ hạn chế việc giữ tiền. Đă có quy định cấm mọi giao dịch, hàng hóa niêm yết bằng ngoại tệ trên toàn bộ lănh thổ th́ dù có giữ mà đem ra thanh toán trực tiếp vẫn là vi phạm, vẫn xử lư được".
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nêu nguyên tắc phải bảo vệ quyền tài sản của cá nhân, không được cấm hoạt động dự trữ ngoại tệ, vàng, chỉ được điều chỉnh khi người dân đưa ra lưu thông, thanh toán. "Cấm" sẽ ảnh hưởng đến lượng kiều hối rót về.
Một loạt dự thảo chính sách cấm của một số ngành, địa phương khác như: cấm uống rượu trong quán karaoke, cấm bán hàng rong trong đô thị, rượu "quê" phải có nhăn mác...Tất cả đều có tính chất cấm đoán, hạn chế... Có vẻ như tư duy mệnh lệnh hành chính lại trở về lên ngôi.
Có lẽ, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp phải làm việc nhiều hơn nữa để tăng cường kiểm soát, hạn chế việc ban hành các quy định mang tính chất "cấm", hạn chế bất hợp lư như vậy.
Trung Ngôn - vietnamnet