Khi Barack Obama lần đầu tiên bước vào Nhà Trắng cách nay 4 năm, ông đă kêu gọi h́nh thành ra những địa hạt hợp tác mới giữa Hoa Kỳ và một nước Trung Quốc đang trỗi dậy. Bốn năm sau đó, Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của ḿnh với việc Washington có lời lẽ cứng rắn hẳn lên với Bắc Kinh về cuộc tranh chấp lănh thổ Nhật Trung ngoài biển Hoa Đông, làm dấy lên phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) cùng phu nhân, bà Michelle Obama, và vợ chồng phó tổng thống Joe Biden trong ngày cầu nguyện quốc gia, tại Thánh đường quốc gia Washington, 22/01/2013. (REUTERS/Larry Downing)
Theo các nhà phân tích, sự thay đổi lập trường của chính quyền Obama đối với với Trung Quốc là một phản ứng trước các động thái ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, bắt nguồn từ thẩm định cho rằng Hoa Kỳ đang trên đà suy sụp.
Ngoại trưởng Mỹ sắp măn nhiệm Hillary Clinton là người thể hiện rơ nhất lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nhân cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida hôm Thứ Sáu 18/01, Ngoại trưởng Mỹ đă kín đáo bắn đi một tín hiệu cảnh báo hướng về Bắc Kinh.
Bà Clinton xác định rằng Hoa Kỳ « chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm suy yếu sự quản lư của Nhật Bản » trong những ḥn đảo phần lớn không có người ở, sau khi ghi nhận các vụ thâm nhập ngày càng nhiều của tàu và máy bay Trung Quốc trong khu vực.
Phản ứng từ Bắc Kinh rất gay gắt, cho biết là Trung Quốc « hết sức bất b́nh và cực lực phản đối » phát biểu của bà Clinton. Hăng tin Nhà nước Trung Quốc - Tân Hoa Xă – th́ cho rằng Tổng thống Obama “đă thất bại trong việc tăng cường một cách có ư nghĩa ḷng tin chiến lược » giữa hai nước trong nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh.
Trước phản ứng gay gắt của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho rằng phát biểu của bà Clinton « không có ǵ mới ».
Thế nhưng theo bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, th́ bà Clinton đă đánh dấu một bước chuyển trong chính sách của Mỹ, khi xác định là Hoa Kỳ phản đối hành động của Trung Quốc, cho dù không nêu đích danh Trung Quốc.
Đối với chuyên gia này, trong vài tháng trước đó, chính quyền Obama đă cố gắng có những cuộc vận động ngoại giao kín đáo để khuyến khích cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc tự kiềm chế. Tuy nhiên, nếu Tokyo đă tỏ ra nhẫn nhịn, th́ Bắc Kinh vẫn tiếp tục lấn lướt và « tranh thủ mọi cơ hội để leo thang và áp đặt đ̣i hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hiện trường, làm cho t́nh h́nh không thể đảo ngược được ».
Theo ghi nhận của các nhà quan sát, Ngoại trưởng Hillary Clinton chính là người đă đi đầu trong việc thúc đẩy nước Mỹ tập trung trở lại vào châu Á. Dấu mốc quan trọng nhất trong quá tŕnh chuyển đổi lập trường của Hoa Kỳ có lẽ là tuyên bố của bà Clinton tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2010, khẳng định rằng Hoa Kỳ có "lợi ích cốt lơi" trong việc bảo đảm sự tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi mà một số nước tố cáo các hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh Ngoại trưởng tương lai của ông Obama là Thượng nghị sĩ John Kerry, được cho là sẽ chú ư hơn đến Nam Á, Trung Đông và châu Phi, một số chuyên gia dự đoán rằng chính sách Đông Á sẽ ngày càng được Nhà Trắng trực tiếp chỉ đạo.
Trọng Nghĩa (RFI)