Việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết trừng phạt vụ TriềuTiên phóng tên lửa hồi tháng 12/2012 đă khiến B́nh Nhưỡng phản ứng gaygắt.
Việc Bắc Kinh ủng hộ nghị quyết trừng phạt Triều Tiên về vụ phóng tên lửa hồi tháng 12/2013 là một đ̣n ngoại giao nặng đối với B́nh Nhưỡng.
Ảnh minh họa.
Ngày 22/1, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) nhất trí lên án vụ Triều Tiên phóng tên lửa hồi tháng 12/2012 và mở rộng các lệnh trừng phạt hiện hành. Điều này khiến Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường các khả năng quân sự và hạt nhân của nước này.
Theo các nhà ngoại giao, dù nghị quyết được Hội đồng gồm 15 nước thành viên thông qua này không áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với B́nh Nhưỡng, song việc Bắc Kinh ủng hộ nghị quyết đă là một đ̣n ngoại giao nặng đối với B́nh Nhưỡng.
Nghị quyết của HĐBA "lên án những vi phạm" của Triều Tiên đối với những nghị quyết trước được đưa ra nhằm ngăn cấm B́nh Nhưỡng tiếp tục tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo cũng như nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ cho những chương tŕnh này. Nghị quyết cũng nói rằng, HĐBA "thể hiện quyết tâm sẽ có hành động dứt khoát trong trường hợp Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân".
Nghị quyết của LHQ đă bổ sung thêm 6 đối tượng Triều Tiên - trong đó có Cơ quan Hàng không Vũ trụ, Ủy ban Công nghệ Vũ trụ Triều Tiên và lănh đạo ủy ban này là Paek Chang-ho - vào “danh sách đen” trước đây của LHQ. Các hăng và các cá nhân trong danh sách này sẽ bị phong tỏa tài sản trên toàn thế giới, trong khi ông Paek cùng những cá nhân khác (gồm Giám đốc trung tâm phóng tên lửa và 2 quan chức ngân hàng Triều Tiên) sẽ bị cấm nhập cảnh vào các nước khác.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice hoan nghênh bản nghị quyết này và cho rằng nó đă đưa ra "những lệnh trừng phạt mới" đối với Triều Tiên. Bà Rice nói: "Bản nghị quyết chỉ ra cho Triều Tiên thấy rằng họ sẽ phải hứng chịu những h́nh phạt thích đáng bởi sự vi phạm trắng trợn những quy định trong các nghị quyết trước của LHQ".
Một số nhà ngoại giao cho rằng, việc Bắc Kinh quyết định ủng hộ nghị quyết là một thông điệp cứng rắn đối với B́nh Nhưỡng. Một nhà ngoại giao thuộc HĐBA nhận định: "Nghị quyết mới có thể không đáng kể song hành động của Trung Quốc mới là đáng chú ư. Một vụ thử hạt nhân (mới) có thể sẽ được tiến hành tại Triều Tiên và sẽ làm thay đổi cuộc chơi (đối với Trung Quốc)".
Tuy nhiên khi Mỹ muốn HĐBA thông qua một nghị quyết áp đặt những lệnh trừng phạt hoàn toàn mới đối với B́nh Nhưỡng, Trung Quốc lại phản đối giải pháp này.
Ngay sau khi nghị quyết nói trên được đưa ra, Triều Tiên đă phản ứng rằng nước này sẽ không tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và sẽ tăng cường các khả năng quân sự, hạt nhân của ḿnh. Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố: "Chúng tôi sẽ có các biện pháp tăng cường và củng cố sức mạnh quốc pḥng, bao gồm cả vũ khí hạt nhân".
Các cuộc đàm phán 6 bên (gồm Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc) nhằm ngăn chặn chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên được tổ chức ngắt quăng từ năm 2003, song đă bị đ́nh chỉ từ năm 2008 đến nay. Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên hiện đă sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho một vụ thử hạt nhân lần thứ 3 và các h́nh ảnh từ vệ tinh cho thấy nước này đang tích cực chuẩn bị tại cơ sở hạt nhân của ḿnh.
theo KT