Vườn cần sa tại Đông Âu.
Tội phạm trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm liên quan đến ma túy.
Đó là nhận định của Văn pḥng Interpol Việt Nam. Từ những vụ việc người gốc Việt tham gia vào các băng nhóm trồng cần sa ở Canada bị cảnh sát nước sở tại phát hiện cách đây hàng chục năm, cho đến nay, loại tội phạm này đă lan truyền tới cộng đồng người Việt ở nhiều nước khác như Anh, Cộng ḥa Séc, Ba Lan, Hunggary và nhiều nước Bắc Âu. Từ công nghệ sản xuất ma túy tổng hợp ở nước ngoài, cho đến nay, qua những nhóm người gốc Việt từ nước ngoài trở về đă được du nhập vào Việt Nam.
Theo một thống kê mới nhất của Văn pḥng Interpol Việt Nam th́ qua kênh hợp tác Interpol, chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, Văn pḥng Interpol Việt Nam đă tiếp nhận và xử lư 354 lượt tin về 143 vụ việc về tội phạm ma túy liên quan đến 174 đối tượng, trong đó có cả những vụ việc liên quan đến thủ đoạn du nhập công nghệ sản xuất ma túy từ nước ngoài để sản xuất tại Việt Nam.
Bắt đầu từ số báo này, Chuyên đề ANTG sẽ chuyển tới bạn đọc loạt bài viết về loại tội phạm này như một lời cảnh báo về xu hướng du nhập, lan truyền của tội phạm từ ngoài biên giới vào Việt Nam.
Methamphetamine (ma túy đá). Ảnh minh họa.
BÀI I: HĂI HÙNG NHỮNG GIẤC MỘNG CẦN SA Ở XỨ NGƯỜI
1. Đầu tháng 12/2012, tại Hà Nội, theo đề nghị của Cảnh sát Vương quốc Anh, Văn pḥng Interpol Việt Nam và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan đă tổ chức cho một người đàn ông Việt Nam tham dự một phiên ṭa diễn ra ở Anh qua đường kết nối truyền h́nh trực tuyến.
Đó là Phùng Văn Hoan hiện đang sinh sống tại Hải Pḥng nhưng những lời khai của anh này, theo nhận định của Cảnh sát Vương quốc Anh, lại đóng vai tṛ rất quan trọng vào sự thành công của phiên ṭa tại Anh.
Lẽ v́, hơn một năm trước, tại Anh, người đàn ông này đă bị một nhóm người đánh đập tàn nhẫn đến suưt chết v́ lư do từ chối không chịu làm việc trong trang trại trồng cần sa.
Từ quê hương ở Hải Pḥng, anh Hoan đă được một người đàn ông tên là Canh đưa tới Anh bằng con đường nhập cảnh trái phép. Tại Anh, Canh đă bắt anh Hoan phải trồng cần sa trong một trang trại bí mật và hứa sẽ trả công cho anh Hoan hậu hĩnh.
Tuy nhiên, sau đó, anh Hoan không được trả lương, bởi vậy nên đă bỏ đi t́m kiếm việc làm khác tại chợ lao động của người Việt ở New Cross, London.
Tuy nhiên, nhóm người này không chịu buông tha anh. Chúng lùng sục anh khắp nơi và rồi cho đến cuối tháng 2/2011, chúng đă t́m thấy. Hoan bị nhóm người này bắt cóc và đưa tới một căn hộ ở phía đông London. Tại đây, chúng đưa ra cho anh Hoan hai sự lựa chọn. Hoặc là tiếp tục quay lại làm công trong trang trại cần sa cũ; hoặc là phải chết. Tuy nhiên, anh Hoan vẫn cương quyết chối từ, không chịu trở về trang trại trồng cần sa. Thế là đám người này đă xông vào tra tấn anh bằng những ngón đ̣n tàn nhẫn nhất nhằm tước đi mạng sống của người đàn ông vô tội này.
Theo các tài liệu điều tra của Cảnh sát Anh th́ anh Phùng Văn Hoan đă bị trói, bị bịt miệng và bị chúng đánh đập bằng búa trong suốt 30 giờ liền. Sau đó, chúng nhét xác anh vào trong một chiếc túi rồi quẳng vào cốp xe ôtô để vận chuyển tới phía nam Lodon và vứt ở đó. May mắn làm sao, một số người dân Anh đi đường đă kịp thời phát hiện trong bao có người vẫn c̣n thoi thóp thở. Bởi vậy họ đă gọi điện báo cho cảnh sát và kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu. Hoan nhập viện với rất nhiều thương tích trên cơ thể: găy chân, găy xương sườn, găy xương vai và xẹp phổi.
2. Nhưng bi kịch của anh Hoan không phải là cá biệt trong cộng đồng người Việt cư trú bất hợp pháp tại Anh và một số nước khác. Theo những thông tin mà chúng tôi thu thập được th́ trước khi trở thành nạn nhân của những tổ hợp trồng cần sa mà người Việt ở bên đó thường gọi là "trồng cỏ", họ đă là nạn nhân của những đường dây đưa người trái phép ra nước ngoài.
Không chọn con đường xuất khẩu lao động một cách hợp pháp như trăm ngàn lao động Việt Nam có nguyện vọng ra nước ngoài làm việc, những người này đến Anh bằng con đường riêng của họ. Con đường đó nguy hiểm, nhiều bất trắc và trái pháp luật. Nhưng, họ liều lĩnh chọn. Bởi, họ bị mê hoặc bởi những giấc mộng cần sa.
Người đàn ông mà chúng tôi gặp giờ đă trở về Việt Nam, sống b́nh yên tại ngôi làng phía Bắc, nghèo khó nhưng thanh b́nh. Kư ức về cuộc nhập cư trái phép vào Anh đă lùi xa dễ đến cả ngàn ngày nhưng trong anh vẫn c̣n nỗi ám ảnh đầy sợ hăi.
Giống như nhiều người khác, anh được dẫn dụ từ những lời mô tả của đám c̣ mồi về một cuộc sống thiên đường trong những trang trại "trồng cỏ" tại Anh. Ở đó, chỉ cần chăm sóc hoa cỏ mỗi ngày trong nhà kính, mỗi lao động làm thuê như anh có thể được chi trả mức lương lên tới vài ngàn bảng Anh. Với mức thu nhập khủng như thế, chỉ sau 3 năm chăm chỉ "trồng cỏ", chăm hoa ở xứ người, khi trở về, chắc chắn anh sẽ trở thành tỉ phú ở làng.
Và, anh ra đi, tất nhiên là bởi giấc mộng ấy. Dù, số tiền phải trả cho cuộc ra đi lên tới 20 ngh́n USD. Ngôi nhà, tài sản có giá trị nhất của vợ chồng anh lúc ấy đă phải bán đi. Vợ anh và đàn con 4 đứa đă phải nuốt nước mắt về dựng tạm một ngôi nhà cấp 4 ở góc vườn nhà bà ngoại để ở. Nhưng số tiền bán nhà vẫn không đủ. Vợ anh c̣n phải đi vay lăi thêm gần 200 triệu đồng nữa.
Nộp tiền xong, anh được đám c̣ mồi làm thủ tục cho du lịch đến Pháp một cách hợp pháp như những người đi du lịch thông thường. Tại Pháp, do có sự sắp đặt trước, anh và một số người cùng hội được một nhóm người đón ngay tại sân bay. Sau đó, theo chỉ dẫn của họ, hội của anh xé hộ chiếu, vứt bỏ tất cả các giấy tờ tùy thân.
Và rồi, hội của anh bị lùa vào một chiếc xe container để bắt đầu hành tŕnh nhập cư trái phép sang Anh. Để tránh sự kiểm soát gắt gao của cơ quan chức năng nước sở tại, đám người như các anh phải chui rúc trong thùng xe ngột ngạt. Thậm chí, sợ bị chó nghiệp vụ hít thấy hơi người, các anh c̣n phải cuộn tṛn người lại trong những chiếc túi nilon cỡ lớn rồi thít chặt đầu túi lại. Thiếu dưỡng khí để thở, mà chặng đường vượt biên th́ dài cả vài trăm cây số, có người suưt chết ngạt khi chưa kịp nh́n thấy xứ sở của sương mù. Anh gọi, đó là hành tŕnh tử thần.
Rồi, anh cũng tới được Anh. Tại đây, dù đă qua được biên giới nhưng những người như anh, tất nhiên không bao giờ được đưa vào diện cư trú hợp pháp v́ đă nhập cư trái phép vào Anh.
Không biết tiếng, thậm chí đến "hello" với " goodbye" cũng c̣n phải phát âm khó nhọc; lại chả có giấy tờ tùy thân, những người như anh ở đất nước xa lạ này, gần như bị phụ thuộc hoàn toàn vào đám người dẫn đường kia. Và, bởi thế mà khi bị lùa vào làm công cho bất cứ một nơi nào th́ cũng đành phải chấp nhận v́ không c̣n sự lựa chọn khác.
Trang trại nơi anh làm việc tách biệt với khu dân cư và khá vắng vẻ. Trong khu nhà kính khá lớn tại đây, trồng đến hàng trăm cây lá xanh mướt mà khi ở Việt Nam, dù cả đời gắn với trồng trọt vườn tược, anh vẫn chưa từng nh́n thấy loại cây này bao giờ. Anh được hướng dẫn cách chăm sóc và được dặn ḍ kỹ lưỡng về chuyện bảo mật, không được phép ra ngoài và cũng không được phép cho bất cứ ai vào khu nhà kính này.
Làm việc tại đây chừng 1 tháng th́ anh biết đó là cần sa và người "phá ngu" cho anh, theo anh kể là một người đàn ông gốc Việt, có vẻ như là chính chủ của khu trang trại này.
Suốt từ khi ấy, nỗi sợ hăi bắt đầu vây bủa anh, dần trở thành ám ảnh, khiến anh mất ăn mất ngủ. Và, kế hoạch cho một cuộc đào thoát bắt đầu. Nhưng phải đến gần nửa năm sau, anh mới thoát khỏi cái trang trại tử thần này và trở lại quê nhà. Nhà mất, khoản nợ ngân hàng ngót 200 triệu đồng, sau này cả hai bên nội ngoại gom góp vào cho vợ chồng anh mà giờ vẫn chưa trả xong món khổng lồ đó.
7 người Việt tại phiên toà thành phố Praha v́ tội liên quan đến cần sa Tại Séc, tù nhân người Việt thường có án liên quan đến cần sa. Ảnh 11 bị cáo người Việt tại phiên toà thành phố Praha 07/11/2011 cũng v́ cần sa. Mediafax.
3. Nhưng mà, về lại được quê nhà vẹn toàn, với anh đă là phúc lớn nếu anh biết được câu chuyện của anh Quản Đức Đông, quê Hải Dương.
Kết quả điều tra của Cảnh sát Anh cho biết, Quản Đức Đông nhập cảnh bất hợp pháp vào Vương quốc Anh từ ngày 23/11/2010. Sau khi nhập cảnh, Đông tham gia trồng cần sa tại một địa điểm có thể là vùng Birmingham. Tuy nhiên, Đông nói rằng, thoạt đầu anh không biết đó là cần sa mà chỉ được người ta thuê đến đó để trồng hoa.
Khi cần sa vào mùa thu hoạch, một nhóm người gồm toàn đàn ông đă đến trang trại này và cướp đi một khối lượng cây cần sa không nhỏ. Vài giờ sau vụ cướp, Đông đă rời trang trại và liên hệ với ông chủ để thông báo về vụ cướp. Nghi ngờ Đông liên quan đến vụ cướp, chủ trang trại cần sa đă tra hỏi anh trong nhiều ngày để rồi sau đó yêu cầu anh phải thu xếp đền bù số lượng cây cần sa đă bị cướp bằng số tiền 30 ngh́n bảng Anh (khoảng trên 1 tỉ đồng Việt Nam). Nếu không, Đông và gia đ́nh anh sẽ bị đe dọa tính mạng.
Cho rằng bản thân không liên quan đến vụ cướp, Đông đă từ chối đền bù. Bởi vậy, ngày 18/5/2012, một nhóm người đă đưa anh tới một căn hộ và tại đây họ bịt mắt, bịp mồm anh lại để rồi sau đó đánh đập tra tấn anh rất dă man. Sau hai ngày chịu đựng những trận đ̣n tàn nhẫn của đám người này, Quản Đức Đông nhân cơ hội được ra ngoài đi vệ sinh đă đào thoát. Lạ lẫm giữa xứ người, không biết đường đi lối lại, anh cứ thế mải miết chạy và may mắn là tới được một bến xe buưt. Tại đây, Quản Đức Đông đă được Cảnh sát Anh phát hiện và được nhập viện để điều trị thương tích. Ba tháng sau đó, anh được trả về Việt Nam.
Ron Sylvan, kẻ trực tiếp bắt giữ và tra tấn anh sau đó cũng đă bị Cảnh sát Anh bắt giữ và đă bị đưa ra ṭa xét xử trong 3 ngày từ ngày 12 đến ngày 14/12 vừa qua. Phiên ṭa đă được truyền h́nh trực tuyến về Hà Nội và Quản Đức Đông đă tham dự phiên ṭa với tư cách là nạn nhân và tại đây, những kư ức hăi hùng của anh đă được chính anh kể lại.
Theo Đại tá Đặng Xuân Khang, Chánh Văn pḥng Interpol Việt Nam th́ người gốc Việt tham gia vào các tổ chức trồng cần sa tại Canada đầu tiên. Sau một thời gian làm trong các trang trại cần sa này, tích lũy được kinh nghiệm, những nhóm người gốc Việt tại Canada tiếp tục thông tin cho những nhóm người gốc Việt khác tại Anh, tại Cộng ḥa Séc, Ba Lan, Hunggari và nhiều nước khác về cách thức, công cụ… trồng cần sa.
Rất nhiều người gốc Việt làm công trong các vườn cần sa này là người lao động ra đi từ Việt Nam. Họ đă phải bỏ ra một lượng tiền khá lớn tới hơn 20 ngh́n USD để được các đường dây đưa họ nhập cảnh trái phép vào Anh và nhiều nước khác. Họ mơ được đổi đời nhờ mức lương cao mà công việc trồng cần sa thuê mang lại mà không lường được những bi kịch xảy ra.
Đại tá Đặng Xuân Khang khẳng định, những vụ tra tấn, đánh đập, bắt cóc con tin, thậm chí giết người do mâu thuẫn nảy sinh từ các vườn cần sa trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài không phải bây giờ mới có mà đă xảy ra từ dăm năm trước. Tháng 7/2008, Văn pḥng Interpol Việt Nam và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan đă phối hợp cùng Cảnh sát Anh giải cứu một thanh niên người Việt bị bắt cóc ở Anh và gia đ́nh anh bị tống tiền hàng trăm ngh́n bảng Anh ở Việt Nam. Đây là một vụ bắt cóc tống tiền nghiêm trọng và nguyên nhân cũng bắt đầu từ cần sa.
Do nghi ngờ anh Nguyễn Văn Quí, một người làm công cho vườn cần sa tại Anh lấy trộm một khối lượng lớn cây thành phẩm nên chủ vườn đă thuê một nhóm côn đồ người Việt tra tấn anh Quí rất dă man. Sau đó, chúng bắt anh Quí gọi điện thoại về Việt Nam cho cha là ông Nguyễn Văn Tính phải nộp 100 ngàn bảng Anh (khoảng trên 3 tỉ đồng VN) đền bù cho chủ vườn. Bọn bắt cóc đă bật loa điện thoại để cho gia đ́nh anh Quí tại Việt Nam nghe thấy tiếng kêu cứu của con và những âm thanh ghê rợn của cuộc tra tấn. Nhờ sự phối hợp của Công an Việt Nam, 3 ngày sau, anh Quư đă được giải cứu.
Nguồn: CAND