Không khó để nhận thấy rằng, ngay sau khi trở lại ngôi vị, Tổng thống Putin lập tức siết chặt và khôi phục một số luật mà Medvedev đă tự do hóa hoặc băi bỏ.
Ngày 7/12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trả lời phỏng vấn trực tuyến của 5 kênh truyền h́nh lớn. Sự kiện này dường như đă thành truyền thống thường niên ở nước Nga mới, mỗi tháng 12 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu nội các đều làm “báo cáo tổng kết công tác năm” trước báo giới và công chúng.
Năm nay, người ta đón chờ buổi giao lưu của Thủ tướng có vẻ hồi hộp hơn. Bởi nội t́nh nước Nga vừa có không ít biến cố trong cấu trúc nhân sự lănh đạo cấp cao. Bởi không ít lời đồn đoán về quan hệ bộ đôi Putin-Medvedev…
Những dấu hiệu rạn nứt
Cách đây chưa lâu, tại cuộc họp về chiến lược ngân sách ở Sochi, Tổng thống Nga Putin "với sự thẳng thắn khác thường" đă khiển trách chính phủ Medvedev. Putin phê rằng dự thảo ngân sách cho ba năm tiếp theo bỏ qua nghị định mà Tổng thống ban hành ngay khi nhậm chức.
Bản thân Medvedev không có mặt tại cuộc họp và chính thức mà nói th́ người có lỗi - như đă xướng danh - là hai vị Bộ trưởng, nhưng ai cũng hiểu đây là tín hiệu cảnh cáo Thủ tướng, bởi Medvedev phải chịu trách nhiệm cao nhất về văn kiện tài chính chủ yếu của đất nước.
Lời phê b́nh chính phủ đáng chú ư chủ yếu bởi được Putin đưa ra trong sự hiện diện của công luận. Thông thường, nếu có khác biệt quan điểm Putin luôn ưa thảo luận với các đối tác chính trị của ḿnh đằng sau cánh cửa đóng kín. Cách xử sự khác lạ ở trường hợp này chỉ ra rằng con người quyền lực nhất nước Nga có thể đang chuẩn bị để gạt bỏ đồng minh vốn được xem là trung thành là Medvedev.
Không khó để nhận thấy rằng ngay sau khi trở lại ngôi vị, Tổng thống Putin lập tức xiết chặt và khôi phục một số luật mà Medvedev đă tự do hóa hoặc băi bỏ. Người ta nhận ra rằng lời chỉ trích ở Sochi không phải rạn nứt đầu tiên của “cặp đôi” thuở nào tưởng chừng luôn tung hứng hoán đổi rất ăn ư đồng thuận.
Ông Dmitry Medvedev mờ nhạt ở cương vị Thủ tướng chẳng những bị ông Vladimir Putin “mắng xéo” khi phê Chính phủ, mà c̣n khó có thể gọi là ngẫu nhiên cả chuyện thời gian gần đây ở Nga đă thay đổi hoặc nêu nghi ngờ với nhiều sáng kiến và thành quả của thời Medvedev làm Tổng thống.
Kể cả những điều mà nhà luật học Dmitry Medvedev đặc biệt tự hào – thí dụ sửa đổi vị trí luật khi xét tội vu khống và phỉ báng cá nhân (người ta chưa quên rằng đây là ư tưởng do đích thân ông Dmitry Medvedev khởi xướng). Bộ Luật h́nh sự Nga bây giờ một lần nữa nhắc khái niệm về tội vu khống và phỉ báng. Hay là, Medvedev muốn tha tù ba nữ thành viên ban nhạc Pussy Riot – “giam thế đủ rồi”, khác với Putin – cần trừng trị để làm gương cho những phần tử cả gan mạo phạm.
Tuy nhiên, đ̣n giáng mạnh nhất vào vẻ bền chặt của “bộ đôi” lại từ chỗ khá ít ngờ. Đầu tháng Tám, đúng vào dịp kỷ niệm chu niên cuộc "chiến tranh 5 ngày" với Gruzia, trên mạng Internet xuất hiện đoạn băng video chuyên nghiệp dưới tựa đề "Ngày luống cuống”, trong đó các sĩ quan Nga cao cấp chỉ trích Medvedev đă phản ứng quá chậm trước đ̣n tấn công bất ngờ của Tbilisi.
Các quân nhân này cho mọi người biết những chi tiết “thâm cung bí sử” là Nga chỉ quyết định phản công sau khi có sự can thiệp của Putin. Medvedev trông như vị Tổng Tư lệnh lúng túng thiếu quyết đoán: theo lời kể của một ông tướng, Tổng thống Medvedev đă trù trừ cho đến khi "suưt nhận một cú đá từ Vladimir Putin vào … “một chỗ”.
Có cả lời xác nhận gián tiếp của chính Putin, rằng lúc ấy ông đă gọi điện về hai lần - vào ngày 7 và 08 tháng 8 năm 2008, cả cho Dmitry Medvedev, cả cho người đứng đầu Bộ Quốc pḥng. Dù đoạn băng không dài, nhưng ai xem cũng có thể hiểu rằng, có những thời điểm sinh tử mà sự do dự của cá nhân lănh đạo sánh với bao mạng sống của binh sĩ và dân thường, chứ chưa nói đến những hệ quả chính trị về sau.
Tựu chung lại, tất cả những chi tiết ấy giống như cố gắng phủi sạch một trong những thành tựu chính của Medvedev trong “cuộc chiến tranh 5 ngày” 2008 buộc Gruzia văn hồi ḥa b́nh và Nga có thêm một nước Cộng ḥa thân cận là Nam Osetya.
Kỳ II: Những giải pháp thời Medvedev bị thời Putin gạt bỏ
Đan Thi (Từ Moscow)
VNN