Ấn Độ vừa tuyên bố đă sẵn sàng triển khai hải quân đến biển Đông để bảo vệ các lợi ích về dầu khí của nước này trong bối cảnh gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc là một “vấn đề gây quan ngại lớn”.
|
Hải quân Ấn Độ trong một buổi diễn tập. Ảnh: Reuters |
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở New Delhi ngày 3/12, Đô đốc D.K. Joshi nói rằng, dù Ấn Độ không có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông nhưng nước này cũng đă chuẩn bị sẵn sàng hành động trong trường hợp cần thiết để bảo vệ các lợi ích về hàng hải và kinh tế của ḿnh trong khu vực. “Khi cần thiết, ví dụ trong các trường hợp liên quan đến lợi ích quốc gia, chẳng hạn như liên quan đến ONGC thì chúng tôi sẽ có mặt ở đó và chúng tôi đã sẵn sàng” – ông Joshi phát biểu tại cuộc họp báo. “Liệu chúng tôi có đang diễn tập vì mục đích đó hay không? Câu trả lời ngắn gọn là có” - Đô đốc Joshi nói thêm. Tháng 10/2011, New Delhi đã ký một thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam.
Tại cuộc họp báo ngày 3/12, Đô đốc Joshi đă mô tả quá tŕnh hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc là “thật sự ấn tượng” và nói rằng đây là một vấn đề gây quan ngại lớn đối với Ấn Độ. “Đây thật sự là một mối quan tâm rất lớn đối với chúng tôi và chúng tôi hiện vẫn tiếp tục đánh giá để tìm ra các lựa chọn và chiến lược tương ứng” – ông Joshi nói. Đô đốc Joshi cũng cho rằng các tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết trong khuôn khổ các điều ước quốc tế.
Tuyên bố nói trên của chỉ huy lực lượng hải quân Ấn Độ được đưa ra cùng thời điểm với việc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) xác nhận thông tin về việc tàu khảo sát địa chấn B́nh Minh 02 thuộc PVN đă bị các tàu cá của Trung Quốc làm đứt cáp thu nổ địa chấn khi đang làm nhiệm vụ trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ, thuộc tỉnh Quảng Trị. Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất không có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông bày tỏ lo ngại về sự gián đoạn việc vận chuyển hay thăm ḍ dầu khí trên biển Đông. Mỹ trước đó cũng đă lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về việc Trung Quốc sẽ dừng các tàu quốc tế trên vùng biển tranh chấp.
Ông Brahma Chellaney – một nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi nói với hãng tin Reuters rằng: “Đây là một trong những tuyến đường thủy quốc tế quan trọng nhất và tự do hàng hải trên biển Đông là vấn đề quan tâm nhất của Ấn Độ vì phần lớn giao thương của nước này đều đi qua vùng biển này”. Tuy nhiên, ông Chellaney đă t́m cách “hạ nhiệt” những phát biểu của Đô đốc Joshi và cho rằng trọng tâm của hải quân Ấn Độ sẽ vẫn đặt tại “sân sau chiến lược” Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, New Delhi cũng đang cảnh giác trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh xung quanh Ấn Độ Dương khi mà họ đã chi tiền vào các dự án cơ sơ hạ tầng lớn trong khu vực như các hải cảng ở Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar.
Về tham vọng độc chiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú ở biển Đông, Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc ngày 3/12 nói rằng, cho đến năm 2015, Bắc Kinh đặt mục tiêu sản xuất 15 tỷ m3 khí ở vùng biển này. Trung Quốc cũng tuyên bố biển Đông sẽ là “trụ cột” trong kế hoạch khai thác khí đốt ngoài khơi của họ.
Minh Ngọc (Theo Reuters, BBC)