Chiếc máy bay huấn luyện K8 do Trung Quốc sản xuất đă rơi gần Căn cứ Không quân Libertador trong một cuộc triển lăm hàng không nhằm kỷ niệm ngày Không quân, tại bang Aragua ở miền trung Venezuela.
Hai phi công đă bung dù nhảy khỏi máy bay kịp thời
Trong lúc thực hiện nhiệm vụ cứu hộ hai phi công, chiếc trực thăng Cougar do Pháp sản xuất cũng rơi xuống đất. Phi hành đoàn của chiếc trực thăng, thuộc sở hữu của cơ quan cứu hộ nhà nước, may mắn không bị thương trong vụ tai nạn
Bộ trưởng Bộ Thông tin Venezuela cho biết, nguyên nhân làm chiếc K8 "made in China" rơi là do trục trặc kỹ thuật
Vào tháng 7/2010, một tai nạn cũng xảy ra với chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu K-8 Karakorum của Venezuela. Dù vừa được Trung Quốc chuyển giao và được trang bị động cơ AI-25 TLK mà Trung Quốc mua của Ukraine nhưng máy bay này đă bị rơi ngay sau khi cất cánh
Sự cố này chủ yếu là hậu quả của những vấn đề tồn tại từ lâu trong ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc liên quan tới việc tích hợp động cơ nước ngoài trên máy bay K8 Karakorum. Trong khi đó, tiến tŕnh phát triển phiên bản riêng động cơ WS-11 của Trung Quốc từ AI-25TLK diễn ra rất chậm và có lẽ động cơ chưa trải qua giai đoạn thử nghiệm trên giá.
Theo quảng cáo của phía Trung Quốc, K8 có khả năng hoạt động trên không khoảng 3 tiếng mà không cần tiếp dầu, tầm bay xa tối đa là 2100km. Máy bay K8 chuẩn được trang bị 5 điểm treo mang vũ khí bên ngoài, vận tốc bay trung b́nh là 800km/h. Nó có thể mang pháo cỡ ṇng 23mm tại điểm treo dưới thân máy bay và bom nặng 500kg, tên lửa điều khiển và không điều khiển. Các nước sở hữu K8 có thể sử dụng máy bay để chiến đấu với kẻ địch không có hệ thống pḥng không tiên tiến.
Rất nhiều nước trên thế giới mua máy bay K8 của Trung Quốc như Nam Phi, Pakistan, Ghana, Sudan, Namibia, Zambia, Myanmar, Sri Lanka... Riêng Venezuela, nước xảy ra ít nhất 2 vụ tai nạn với máy bay K8, vào năm 2010 đă tiếp nhận 18 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực K-8W Karahokum của Trung Quốc
Ngoài máy bay K-8, quân đội Venezuela cũng sở hữu số lượng lớn vũ khí Trung Quốc. Năm 2011, Venezuela đă đặt hàng Trung Quốc 8 máy bay vận tải Shaanxi Y-8. Hồi tháng 7/2012, Venezuela lại kư thỏa thuận mua xe bọc thép lội nước của Trung Quốc với tổng giá trị lên tới 500 triệu USD. Trung Quốc sẽ cung cấp cho phía Venezuela khoản tín dụng để thực hiện hợp đồng, đổi lại Venezuela trả bằng dầu thô
Những năm qua, Trung Quốc xuất khẩu vũ khí sang rất nhiều nước. Trong đó, riêng tại châu Phi, Trung Quốc trở thành “ông trùm vũ khí giá bèo”. Trung Quốc thường chào bán vũ khí với “mức giá bè bạn”, đặc biệt với các nước có nguồn dầu mỏ dồi dào. Nhữn vũ khí Trung Quốc xuất khẩu sang châu Phi thường là tàu tuần tra, xe tăng loại nhỏ, máy bay chiến đấu, thậm chí cả đạn dược
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, từ 1989-1999, Trung Quốc đă xuất khẩu hơn 1,6 tỷ USD vũ khí, trong đó 260 triệu USD xuất sang Bắc Phi, 777 triệu USD xuất sang Trung Phi, và 647 triệu USD xuất sang Nam Phi.
Tại Đông Nam Á, Trung Quốc trở thành nnước viện trợ quân sự lớn nhất cho Campuchia. Hiện trong quân đội Hoàng gia Campuchia có rất nhiều loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất và viện trợ như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 (200 chiếc), Type 62 (30 chiếc), Type 63 (20 chiếc); Xe chiến đấu WZ 501 được Trung Quốc sản xuất theo mẫu BMP-1 của Liên Xô; Roket giàn 107 mm Type 63, 122 mm Type 81/83; Pháo M1954, Type 59-1 130 mm, pháo Type 60 122 mm; Cối Type 56 75 mm, cối Type 53 82 mm. Cũng phải kể đến nhiều loại súng bộ binh và súng máy pḥng không các loại.
Gần đây nhất, vào thán 5/2012, Trung Quốc đă tặng Campuchia 257 chiếc xe quân sự và viện trợ 50.000 bộ quân phục kèm theo 16 triệu USD. Không ít người đă đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hai nước này và đặc biệt là về sự viện trợ quân sự mà Trung Quốc dành cho Campuchia.