Bộ Quốc pḥng Ấn Độ dự định tăng số lượng trực thăng tiến công AH-64D Apache mua của hăng Boeing (Mỹ), Defense News cho hay.
Tháng 10/2011, Boeing đă thắng cuộc thầu cung cấp cho Không quân Ấn Độ (IAF) 22 trực thăng Apache trị giá 1,3 tỷ USD.
Nguồn tin trong Bộ Quốc pḥng Ấn Độ cho biết, họ dự định mua thêm 22 chiếc nữa cho Lục quân Ấn Độ.
Đến nay, tất cả các trực thăng tấn công của Ấn Độ đều thuộc biên chế của IAF, nhưng tháng 10/2012, Bộ Quốc pḥng Ấn Độ đă cho phép Lục quân nước này thành lập không quân lục quân.
Ấn Độ dự định mua thêm 22 Apache chính là để trang bị cho lực lượng này. Cần lưu ư là Không quân Ấn Độ phản đối việc thành lập không quân lục quân khi gọi nó là “không quân mini” trong biên chế Lục quân Ấn Độ.
Mấy năm gần đây Boeing rất thành công trên thị trường Ấn Độ. Ngoài cuộc thầu cung cấp trực thăng tiến công, Boeing c̣n thắng thầu cung cấp 15 trực thăng vận tải hạng nặng (Ấn Độ sẽ mua CH-47F Chinook) trị giá 1,4 tỷ USD.
Ấn Độ cũng đă mua của Boeing 10 máy bay vận tải C-17 Globemaster III trị giá 4,2 tỷ USD và 12 máy bay tuần biển P-8I Poseidon. Hăi quân Ấn Độ cũng đă đề nghị chính phủ cho phép mua thêm 12 chiếc P-8I.
Trong tương lai, nhu cầu của Ấn Độ đối với vũ khí trang bị của Boeing có thể tăng mạnh. Điều này có thể xảy ra nếu chính phủ Mỹ hủy bỏ một số quy định đối với vũ khí trang bị xuất khẩu theo kênh bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của Cục Hợp tác an ninh và quốc pḥng (DSCA) thuộc Lầu Năm góc.
Hiện nay, các quy định đó cấm khách hàng sử dụng tàu mua từ Mỹ vào mục đích tấn công.
Vi phạm các quy định này có thể chịu sự trừng phạt của Washington, kể cả từ chối cung cấp phụ tùng và sửa chữa tàu.
Ngoài ra, Mỹ có quyền tiến hành kiểm tra vũ khí trang bị họ bán, cũng như lịch sử sử dụng chúng bởi người sử dụng cuối cùng. Những điều kiện như thế luôn được đưa vào trong hợp đồng bán hàng quân sự.
Theo báo Đất Việt