Theo báo chí Trung Quốc, chương trình tên lửa chống hạm YJ-62 C-602 được khởi xướng vào khoảng cuối những năm 1990. Tên lửa lần đầu được biết đến vào năm 2005, ra mắt công chúng vào năm 2006 trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải
Ngay sau khi tên lửa YJ-62 xuất hiện, đồn đoán về nghi án sao chép công nghệ bắt đầu được bàn tán. Về ngoại hình, YJ-62 rất giống biến thể tấn công tàu vận tải phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình UGM-109 Tomahawk
Truyền thông Trung Quốc cho hay YJ-62 được phát triển với mục đích tấn công các tàu vận tải và tấn công mặt đất tương tự như loại tên lửa Tomahawk của Mỹ
Dòng tên lửa khác của Trung Quốc được giới thiệu đó là tên lửa C802, đây là loại tên lửa có tầm bắn tối đa được giới thiệu là lên tới 400km (nhưng con số này chưa được kiểm chứng)
Dù chưa thành công với dòng tên lửa chống hạm vượt âm nhưng Bắc Kinh vẫn tỏ rõ quyết tâm củng cố sức mạnh của mình bằng việc phát triển hàng loạt những loại tên lửa cận âm dựa trên thiết kế của Mỹ và Phương Tây
Cùng với tên lửa C602, tên lửa C701 cũng được đánh giá cao. Loại tên lửa này được thiết kế với vai trò tương tự như biến thể không đối đất AGM-65 Maverick của Mỹ. Trong khi đó, AGM-65 chỉ được thiết kế phóng từ trên không, còn C-701 lại được thiết kế như một tên lửa chống hạm có thể phóng từ tàu chiến và bệ phóng mặt đất từ trên không.
Tuy nhiên với tầm bắn chỉ khoảng 20km và đầu đạn nặng 29kg, Giới quân sự Phương Tây đánh giá C-701 không phải là một tên lửa chống hạm đủ mạnh, mục đích của thiết kế này để tấn công các xuồng tên lửa hay tàu đổ bộ có tải trọng khoảng 180 tấn, song khả năng này cũng không mấy hiệu quả. Nên tên lửa được sử dụng cho mục đích không đối đất với khả năng tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn quang điện hoặc radar bước sóng milimet
C-705 được xem là một phát triển mở rộng của C-701 song nó cũng được xem là biến thể thu gọn của YJ-62 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, biến thể C-705 tập trung vào cải thiện động cơ, đầu đạn và cơ chế dẫn đường. Ngoài ra, C705 có thể bổ sung thêm tầng đẩy thứ 2 để tăng tầm bắn lên 170km
Đầu đạn của C-705 nặng 110kg chất nổ cao cho phép nó tấn công các tàu có tải trọng 1.500 tấn, hệ thống dẫn hướng khá đa dạng bao gồm quán tính radar, hoặc hồng ngoại, đối với pha giữa tên lửa được hỗ trợ bởi hệ thống định vị GPS. Trên thực tế loại tên lửa này đã được xuất khẩu cho Indonesia đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong ngành chế tạo vũ khí Trung Quốc nói chung và việc chế tạo tên lửa chống hạm nói riêng.
Việc báo chí Trung Quốc đưa tin về sức mạnh tên lửa chống hạm của mình được coi là một lời cảnh báo tới những quốc gia khác trong khu vực có "thái độ" đi ngược lại với quan điểm của Bắc Kinh cần phải dè chừng sức mạnh tiềm tàng của Trung Quốc