Biểu t́nh trước đại sứ quán Trung Quốc ở Mehico ngày 10/11/2012 ủng hộ phong trào phản kháng của người Tây Tạng. REUTERS/Edga
Ngày 10/11/2012, Tân Hoa Xă thông báo một thanh niên Tây Tạng đă tự thiêu trước cửa một tu viện ở miền Đông Bắc Trung Quốc. Theo giới quan sát, đây là người Tây Tạng thứ 17 tự thiêu trong ṿng một tuần nay, để phản đối sự đàn áp của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng Tây Tạng và ít nhất 6 người tự thiêu, kể từ ngày khai mạc Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, thứ Năm 8/11.
Vẫn theo Tân Hoa Xă, người thanh niên 18 tuổi tên là Gonpo Tsering đă qua đời sau khi châm lửa tự thiêu vào lúc 14 giờ, giờ địa phương tại thị trấn Hợp tác (Hezuo), thuộc vùng tự trị Cam Nam (Gannan), tỉnh Cam Túc.
Như vậy, kể từ tháng 3/2011 đến nay, đă có gần 70 người Tây Tạng tự thiêu, chủ yếu là các nhà tu hành Phật giáo, tại các vùng đất truyền thống của người Tây Tạng. Phần lớn những người tự thiêu đều tử vong sau đó.
Trả lời phỏng vấn AFP, ông Lobsang Choedak, người phát ngôn của chính phủ Tây Tạng lưu vong khẳng định rằng, làn sóng phản kháng bằng cách tự thiêu tuần qua rơ ràng có liên quan với thời điểm diễn ra Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ông Lobsang Choedak nói, những người tự thiêu muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến tân lănh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc. Thông điệp đó là : « Những lănh đạo mới cần phải chứng tỏ họ có quyết tâm chính trị và tuệ giác để giải quyết vấn đề Tây Tạng ».
Điều mà chính quyền Trung Quốc đặc biệt lo ngại là một vụ tự thiêu xảy ra tại trung tâm Bắc Kinh, nơi đang diễn ra Đại hội của Đảng. Tuy nhiên, điều này ít có khả năng xảy ra, v́ an ninh tại khu vực này được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt.
Theo nhiều tổ chức phi chính phủ, hành động phản kháng bằng cách tự thiêu của người Tây Tạng cho thấy sự tuyệt vọng của họ trước sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Theo ông Tsering Shakya, một chuyên gia về Tây Tạng thuộc đại học Comlombia-Britannic (Canada), th́ t́nh trạng hiện nay tại các khu vực của người Tây Tạng đang đi theo một ṿng xoáy tiêu cực. Trả lời phỏng vấn AFP, chuyên gia kể trên dự đoán rằng, bất chấp mức độ phản kháng của người Tây Tạng và bất kể số lượng các vụ tự thiêu, ban lănh đạo mới của Trung Quốc sẽ không có bất cứ nhân nhượng nào.
Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn khẳng định đă « giải phóng Tây Tạng một cách ḥa b́nh » và làm nhiều điều để cải thiện t́nh trạng kinh tế của Tây Tạng, vốn là một khu vực nghèo khó và cô lập.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Tây Tạng không chịu đựng nổi điều mà họ coi là sự thống trị gia tăng của người Hán, dân tộc chiếm đa số tại Trung Quốc, và những đàn áp của chính quyền chống lại tôn giáo và văn hóa Tây Tạng.
Nguồn: Trọng Thành/ RFI