HÀ NỘI (NV) - Thủ Tướng Nga Dimitry Medvedev đến Hà Nội hôm 6 tháng 11 trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày mà theo giới quan sát là hai bên sẽ bàn thảo về lĩnh vực khai thác dầu khí, nhà máy điện hạt nhân và mua bán vũ khí.
![](http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/157464-VN-ThuTuongNGa.400.JPG)
Thủ Tướng Nga Dimitry Medvedev và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong buổi gặp gỡ vào sáng 7 tháng 11, 2012. (H́nh: STR/AFP/Getty Images)
Trong hai ngày tại Hà Nội ông Medvedev đă gặp cả 4 lănh đạo cao cấp nhất của CSVN là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Medvedev, 47 tuổi, từng đến Việt Nam hai năm trước khi c̣n trong cương vị tổng thống Nga.
Truyền thông Việt Nam cho hay, trong cuộc gặp với người đương nhiệm là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng 7 tháng 11, Thủ Tướng Medvedev đă hội đàm về việc Nga “sẽ mở rộng hoạt động trong thăm ḍ và khai thác dầu khí trên lănh thổ của nhau. Đồng thời hai bên cũng đề cập đến dự án hợp tác trọng điểm là xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.”
Việt Nam đă kư thỏa thuận để Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận. Dự trù sẽ khởi công xây dựng từ năm 2014 và hoàn tất vào năm 2020. Nga đă cam kết tài trợ tín dụng từ $8 tỉ đến $9 tỉ đô la cho hai ḷ phản ứng nguyên tử.
Tuy nhiên, nhiều trở ngại đang diễn ra trên nhiều mặt từ tiền bạc đầu tư, sự an toàn, vấn đề huấn luyện nhân sự điều hành nhà máy đến địa điểm.
VietnamNet trích lời ông Nguyễn Tấn Dũng thông báo kết quả hội đàm với ông Medvedev cho biết, “Hai bên nhất trí tăng cường đối thoại chính trị tin cậy, tạo động lực cho hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh-quốc pḥng, đào tạo, khoa học công nghệ...”
Riêng về mua bán vũ khí và các thiết bị quân sự, Việt Nam đă kư các hợp đồng mua 20 chiến đấu cơ đa năng Sukhoi SU-MK2 gồm cả phiên bản chống tàu biển và dự án mua 6 tàu ngầm Kilo đang sản xuất cũng trị giá nhiều tỉ đô la. Riêng 6 tàu ngầm Kilo tốn phí khoảng $2 tỉ đô la Việt Nam dự trù nhận chiếc đầu tiên vào mùa Xuân 2013. Những chiếc c̣n lại đang được gia tăng sản xuất để bàn giao từ 2014 đến 2016.
Theo báo chí Nga hồi cuối tháng 10 năm ngoái, công ty chế tạo tàu biển Vympel sản xuất và chuyển cho Việt Nam 6 bộ gồm các bộ phận của 6 tàu tuần nhỏ Molnyia trang bị hỏa tiễn.
Việt Nam đă bắt đầu đóng 4 chiếc Molnyia đầu tiên dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của chuyên viên Nga tại xưởng đóng tàu Ba Son, Sài G̣n.
Dự án chuyển giao kỹ thuật để đóng 6 chiếc này với tốn kém $30 triệu USD bắt đầu từ năm 2010 và sẽ chấm dứt năm 2016. Việt Nam dự tính đóng 10 chiếc này qua sự chuyển giao kỹ thuật của Nga.
Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga chỉ đạt khoảng 2 tỉ đô la năm 2011, so với 20 tỉ đô la mậu dịch giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam là khách hàng đứng thứ ba của Nga về mua sắm trang bị quốc pḥng, đặc biệt là tàu chiến cho hải quân, máy bay khu trục đa năng cho không quân, hỏa tiễn pḥng vệ bờ biển và hỏa tiễn pḥng không.
Trước chuyến thăm của Thủ Tướng Medvedev, Thông Tấn Xă Việt Nam loan tin nói rằng, “Đây là chuyến thăm có ư nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.”
(KN)