Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng chủ nghĩa yêu nước để thu hút sự ủng hộ của quần chúng đối với giới lănh đạo đất nước của ḿnh. Nhưng nếu không có những chuyển biến mạnh mẽ, "con dao hai lưỡi này" có thể sẽ khiến Trung Quốc phải "đứt tay".
Đại hội Đảng Cộng sản khai mạc trong tuần này tại Bắc Kinh để chính thức tuyên bố ông Tập Cận B́nh là nhà lănh đạo mới. Đại hội Đảng 18 diễn ra tại thành phố nơi xuất hiện vô số những chiếc xe thể thao và những khách sạn đắt tiền và tầng lớp trung lưu theo chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng gia tăng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc khai thác ḷng yêu nước để duy tŕ sự lănh đạo của ḿnh.
Theo AFP, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tuyên dương chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng của Chủ tịch Mao Trạch Đông nhưng đồng thời cũng huấn luyện các đảng viên của ḿnh về quản trị kinh doanh, quản trị tài chính cấp cao.
Nhưng hiện nay, niềm tin vào các lănh đạo và chính phủ Trung Quốc đă "hao ṃn" một cách đáng kể bởi nạn tham nhũng. Trước sức ép của người dân đ̣i hỏi phải có sự thay đổi cơ bản Đảng Cộng sản Trung Quốc đă t́m đến giải pháp khơi dậy "tinh thần yêu nước" với mong muốn người dân "thông cảm" hơn.
“Đảng Cộng sản có thể tuyên truyền rằng họ đă hoàn thành giấc mơ của các nhà lănh đạo nước này kể từ Chiến tranh thuốc phiện (1839), giấc mơ đó là: đưa Trung Quốc đến vị thế xứng đáng trên trường quốc tế”, ông Beja nói. “Và để duy tŕ điều đó, họ phải “gây sự” với các nước láng giềng, bắt đầu là Nhật Bản”, ông Jean-Philippe Beja, một nhà khoa học chính trị tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp nhận định.
Năm nay, Nhật Bản, đối thủ lâu đời của Trung Quốc, đă trở thành mục tiêu lên án của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Chính quyền Trung Quốc đă “đạo diễn” để các cuộc biểu t́nh chống Nhật diễn ra trên khắp cả nước và ở một số nơi c̣n biến thành bạo lực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà máy của người Nhật ở Trung Quốc như Toyota và Sony.
Winston Lord, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và là người đă hộ tống cựu Tổng thống Richard Nixon khi ông trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Bắc Kinh năm 1972, đă cảnh báo rằng chính quyền của ông Tập Cận B́nh có thể dùng đến chiêu "bài ngoại" nếu cảm thấy bị đe dọa.
“Nếu họ không tiến hành các thay đổi trong hệ thống kinh tế và chính trị trong thập kỷ tới, tôi cho rằng dư luận sẽ chứng kiến sự bất ổn thực sự và t́nh h́nh đó sẽ chuyển thành một chính sách ngoại giao dân tộc chủ nghĩa và hiếu chiến hơn”, ông Lord phát biểu tại Washington.
Kể từ khi tinh thần chống Nhật dâng cao, truyền thông Trung Quốc liên tục phát đi những h́nh ảnh của hạm đội tàu chiến hiện đại bao gồm cả con tàu sân bay đầu tiên của nước này, ra khơi đầy kiêu hănh.
Trong 10 năm qua, ngân sách cho Quân đội Trung Quốc đă tăng rất nhanh, thậm chí c̣n nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Dự báo, chính quyền Trung Quốc dưới sự lănh đạo của ông Tập, con trai của một vị tướng cách mạng có quan hệ mật thiết với các tướng lĩnh Quân đội giải phóng nhân dân, sẽ duy tŕ tốc độ hiện đại hóa quân sự nhanh chóng như hiện nay. Và khi kỉ nguyên Tập Cận B́nh mở ra, Bắc Kinh cũng thể hiện lập trường ngày càng quyết liệt trong tuyên bố chủ quyền của ḿnh với gần như toàn bộ Biển Đông, tạo ra nguy cơ đối đầu với một số quốc gia trong đó có các đồng minh của Mỹ.
Khơi dậy tinh thần yêu nước vẫn luôn xuất hiện trong luận điệu tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các tài liệu tuyên truyền thường nhắc nhở người đọc về thời kỳ Trung Quốc bị các cường quốc thế giới “làm bẽ mặt” từ thế kỷ 18 đến năm 1945.
Nhưng Roderick MacFarquhar, một chuyên gia về Trung Quốc đương đại của trường Đại học Havard cảnh báo rằng việc khơi dậy tinh thần dân tộc của Trung Quốc là “con dao hai lưỡi” cho chính quyền.
Các chuyên gia cho rằng khơi dậy ḷng yêu nước là “con dao hai lưỡi”.
“Đó là một vũ khí rất nguy hiểm và chính quyền Trung Quốc đă biết điều đó từ năm 1919”, ông MacFarquhar nhận xét, ám chỉ về tinh thần dân tộc dâng cao sau khi Trung Quốc bị Nhật Bản làm “bẽ mặt” theo Thỏa ước Versailles năm 1919, kết thúc Chiến tranh thế giới lần I. Theo đó, tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc được chuyển giao từ Đức vào tay Nhật Bản.
Phát biểu tại một sự kiện ở Hồng Kông, ông MacFarquhar cho rằng giới cầm quyền Trung Quốc cần phải thận trọng, đặc biệt là với Nhật Bản. “Nếu anh khơi dậy ngọn lửa yêu nước quá mạnh nhưng sau đó lại không làm được những điều mà những người bị khơi dậy tinh thần đó mong muốn ở anh th́ sự giận dữ của họ sẽ chuyển sang chống lại anh”, ông MacFarquhar cảnh báo.
LÊ DUNG
infonet.vn