(NLĐO) - Đa số các quan chức ngoại giao có mặt ở Đại sứ quán Mỹ tại Libya trong cuộc tấn công sát hại Đại sứ Christopher Stevens là các nhân viên Cục T́nh báo trung ương Mỹ (CIA).
![](http://nld.vcmedia.vn/8JbsRLTkK0OXjytUcEj62basRD8pQR/Image/2012/11/atta_de660.jpg)
Cuộc tấn công ở tại Benghazi ngày 11-9-2012
Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng chỉ có 7 trong số 30 người có mặt trong ṭa nhà Đại sứ quán Mỹ tại Benghazi (Libya) khi cuộc tấn công ngày 11-9 xảy ra là quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.
Con số 23 người c̣n lại là các thành viên của một nhóm CIA bí mật hoạt động tại Libya kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy chống chính quyền của ông Muammar Gaddafi.
![](http://nld.vcmedia.vn/8JbsRLTkK0OXjytUcEj62basRD8pQR/Image/2012/11/atta1_7b688.jpg)
Một tay súng trong cuộc tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Benghazi. Ảnh: Reuters
Hai trong số 4 người Mỹ thiệt mạng trong cuộc tấn công là cựu nhân viên lực lượng đặc biệt SEAL Tyrone Woods và Glen Doherty được công khai là nhân viên làm việc cho bộ ngoại giao nhưng trên thực tế, họ là nhân viên của CIA.
Lâu nay, gần 20 điệp viên CIA đă hoạt động bí mật tại một cơ sở riêng lẻ liền kề với ṭa Đại sứ quán Mỹ.
Hoạt động của CIA được triển khai ngay sau khi bắt đầu vụ nổi dậy lật đổ nhà lănh đạo Muamer Gaddafi vào tháng 2-2011 với lư do là nhằm chống khủng bố và bảo đảm an toàn cho các vũ khí hạng nặng v́ chính quyền mới c̣n gặp nhiều khó khăn.
Tờ Wall Street Journal c̣n cho hay chỉ một ngày sau vụ tấn công, các quan chức an ninh Libya và CIA đă hủy các tài liệu mật cũng như các thiết bị nhạy cảm.
Ngoài ra, việc Giám đốc CIA David Petraeus đă không tham dự buổi lễ rước quan tài những người thiệt mạng để che giấu hoạt động của CIA tại miền đông Libya.
Trước đây, đă có nhiều cáo buộc cho rằng không ít các cơ quan ngoại giao Mỹ hoạt động phục vụ cho nhiệm vụ t́nh báo.
Linh San (Theo Wall Street Journal, National Post)
NLD