Tại buổi thảo luận ngày 30/10, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có báo cáo đánh giá hoạt động của các bộ trưởng; sớm xây dựng văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ để "không cản đường hay kéo lùi sự phát triển của đất nước".
Làm “nóng” phiên thảo luận về kinh tế - xă hội chiều 30/10, đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng, thời gian qua, nhiều cán bộ, nhất là một số người đứng đầu của các ngành, lĩnh vực chỉ lo đầu tư suy nghĩ cho việc che chắn khuyết điểm để bản thân được tại vị dẫn đến không c̣n thời gian đầu tư suy nghĩ để thực hiện tái cơ cấu kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác. Đây là một nguyên nhân khiến mục tiêu kinh tế xă hội không cao, không đồng bộ.
Ông lấy thí dụ, Bộ Y tế buông lỏng quản lư nhà nước về dược liệu, vừa qua kiểm tra 400 mẫu dược liệu có loại thuốc bốc nhầm, có loại trộn cả xi măng, có loại ngâm tẩm hóa chất độc hại gây ung thư, có cả các loại hóa chất không rõ nguồn gốc. Bộ Công thương và Bộ Tài chính buông lỏng quản lư tạm nhập tái xuất dầu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn buông lỏng quản lư đất đai với trên 10.000 ha đất thuộc bộ nằm trên địa bàn Hà Nội…
Đại biểu này nhấn mạnh: “Chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi đề nghị cần sớm xây dựng được văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ công chức để không cản đường hay kéo lùi sự phát triển của đất nước”.
“Cần tăng cường kỷ cương hành chính, kiên quyết xử lư những trường hợp cấp trên nói cấp dưới không nghe, có nghe nhưng không thực hiện. Ví dụ như việc Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến kiểm tra tiến độ dự án Đại học Quốc gia Hà Nội cho ư kiến chỉ đạo nhưng không được thực hiện. Lẽ nào Phó thủ tướng cũng bó tay”, ông Chu Sơn Hà phát biểu.
Cũng đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, đại biểu Lê Minh Thông cho rằng, báo cáo của Chính phủ phải thể hiện được hoạt động của Chính phủ, hoạt động của các bộ, ngành để Chính phủ đánh giá hoạt động của ḿnh, đặc biệt là đánh giá về hoạt động của các bộ trưởng.
“Trên cơ sở đánh giá, các đại biểu Quốc hội sẽ biết bộ trưởng đă hành động như thế nào, bộ trưởng nào làm tốt, bộ trưởng nào có vấn đề cần phải lưu ư. Chúng ta làm căn cứ để có thể lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trên cơ sở đấy các cử tri cũng như Quốc hội thấy rơ rằng bộ trưởng của ḿnh là người như thế nào, trách nhiệm ở đâu”, đại biểu Lê Minh Thông nêu quan điểm.
![](http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/de/72/Hue.jpg) |
Đại biểu Hà Minh Huệ phát biểu tại hội trường. Ảnh: TTXVN |
Đại biểu Hà Minh Huệ cũng bày tỏ, Thủ tướng đă nhận lỗi trước Quốc hội nhưng chưa thấy lănh đạo các bộ, ngành là chủ thể của những sai phạm, yếu kém kéo dài công khai lên tiếng nhận trách nhiệm để cử tri yên tâm trước khả năng khắc phục yếu kém. Cử tri cũng muốn được biết để giám sát kết quả thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng về những vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày.
Ông lấy thí dụ ông đã từng chất vấn về việc sử dụng không thống nhất mẫu Quốc huy ở các mẫu in văn bản, Bộ Nội cụ hứa sẽ hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiêm túc nhưng đến nay h́nh như vẫn chưa có động thái ǵ.
“Các vị đại biểu Quốc hội có thể quan sát Quốc huy treo trên phông của hội trường là chuẩn. H́nh Quốc huy in trên b́a cuốn sổ ghi chép phát cho các đại biểu đă khác, màu mè ḷe loẹt, không chuẩn về tỷ lệ quy định. Về biểu tượng quốc gia th́ như thế, những lời hứa cụ thể khác th́ sao”, ông Hà Minh Huệ.
Bày tỏ quan ngại trước quốc nạn tham nhũng, lãng phí, đại biểu Lê Như Tiến coi đây là hai kẻ đồng hành, đồng lõa gây nên những thất thoát lớn nguồn lực của nhân dân.
“Tham nhũng luôn dùng ma thuật biến tài sản công thành tài sản tư, biến đất công thành đất tư, nhà công vụ thành nhà tư. Quốc nạn tham nhũng đục khoét ngân khố quốc gia, khuynh đảo chính sách, thao túng quyền lực, tha hóa con người làm giảm sút ḷng tin và suy kiệt nhựa sống xă hội”, đại biểu tỉnh Quảng Trị bày tỏ.
Theo ông Lê Như Tiến, chúng ta thường lên án gay gắt, mạnh mẽ đối với hành vi tham nhũng, nhưng thất thoát do lăng phí đôi khi c̣n lớn hơn rất nhiều th́ chúng ta lại nương tay, xem nhẹ. Hầu như chưa có vụ án nào xét xử lăng phí, v́ tham nhũng bị coi là tội phạm, c̣n lăng phí chỉ coi là khuyết điểm.
Ông lấy thí dụ, một chủ trương đầu tư sai chôn vùi cả trăm triệu đôla, cả ngàn tỷ đồng vào khu công nghiệp, khu chế xuất, sân bay, bến cảng. Không hiệu quả th́ chỉ nhắc nhở hoặc rút kinh nghiệm. Lăng phí xảy ra muôn h́nh, vạn trạng ở khắp nơi, lăng phí trong sử dụng ngân sách, trong quản lư đất đai, trong khai thác tài nguyên, trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong mua sắm tài sản, trong các dự án với nước ngoài.
Các đại biểu Quốc hội cũng bức xúc về sự xuống cấp đạo đức một bộ phận cán bộ lănh đạo từ cấp Trung ương đến cấp xă, phường. Đại biểu Y Mửi, tỉnh Kon Tum, cho rằng, việc cải cách hành chính đă triển khai hơn một thập kỷ nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn rườm rà, chậm được sửa đổi. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số cán bộ, công chức nhũng nhiễu.
“Một nguyên nhân cản trở đến sự phát triển của nền kinh tế th́ thủ tục hành chính rườm rà, cán bộ công chức nhũng nhiễu cũng là một trong những lực cản trở không nhỏ đến quá tŕnh phát triển mà hệ lụy của nó không chỉ trong kinh tế mà c̣n trong các lĩnh vực khác như nghiên cứu khoa học, giáo dục y tế…”, bà Y Mửi nhận xét.
Đoàn Loan
VNE
Ư kiến độc giả
Ynguyen
Lẳng lặng mà nghe họ "vuốt" nhau...!