"Tôi không chê ai xấu, nghèo hay giàu ǵ cả, tuy nhiên những người đến hỏi đều do bố mẹ sắp đặt. Lúc đấy tôi đang yêu ông nhà nhưng bố mẹ không đồng ư, muốn gả tôi cho người khác", bà Pít lư giải nguyên nhân từ chối 18 lời cầu hôn.
Bị gả chồng khi mới 13 tuổi
Năm nay đă bước qua tuổi 80 nhưng bà Hoàng Thị Pít, ở bản Trạm, xă Sa Lư, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang c̣n rất khỏe. Khi nhắc lại chuyện lấy chồng và chuyện bà đă từng từ chối 18 lời cầu hôn để đến với người ḿnh yêu, bà chỉ cười.
Như muốn t́m thêm sự đồng cảm nên bà đă trải ḷng ḿnh: "Ngày xưa ở quê, mọi người lấy vợ lấy chồng đều do bố mẹ sắp đặt trước. Tôi cũng đă lấy một đời chồng, khi lên 13 tuổi, bố mẹ gả tôi cho một gia đ́nh giàu có trong làng, chồng kém tôi 1 tuổi".
Bà Hoàng Thị Pít hai tháng từ chối 18 lời cầu hôn.
Hàng ngày hai vợ chồng đi chăn trâu, có khi không ai chịu ai lại đánh nhau khóc là chuyện b́nh thường. Ngỡ tưởng sang nhà giàu sẽ có cơm ăn và có cuộc sống sung sướng nhưng mới 13 tuổi, phận làm dâu, phải hộ mẹ chồng giă gạo, xay gạo… nói chung là việc ǵ Pít cũng phải biết làm, làm chậm, làm hỏng th́ bị mắng, chửi… thậm chí bị đánh đ̣n.
"Ở nhà chồng được gần một năm thấy khổ quá, thế là tôi trốn về nhà bố mẹ đẻ. Nhà chồng có sang đón mấy lần nhưng nhất định không về nữa. Mặc cho hàng xóm dè bỉu, sau khi thuyết phục măi nhưng tôi không chịu về, nhà trai đến đ̣i tiền phạt, bố mẹ đành vay tiền mua một con trâu và hai con gà đi đền danh dự cho người ta", bà Pít nhớ lại.
Khi được hỏi v́ sao bố mẹ lại gả bà sớm như vậy, bà bảo do ngày trước nhà bà nghèo lắm, chẳng có gạo ăn nên bố mẹ gả cho nhà giàu đổi lấy gạo và mong con ḿnh vào nhà giàu sau này sẽ được sung sướng hơn nhưng ai ngờ... Từ lúc bỏ nhà chồng về, bà bị mọi người xem như là đứa con bất hiếu v́ không nghe lời bố mẹ.
Thậm chí bố của bà c̣n nói bắt bà ở vậy làm bao giờ đủ tiền trả nợ mới cho đi lấy chồng. Đến năm lên 22 tuổi, bà Pít bị liệt vào danh sách ''gái ế chồng'', nhưng rồi cũng trong năm đó bà gặp ư trung nhân của ḿnh là ông Lâm Khanh và hai người yêu nhau. Ai ngờ khi xin phép làm đám cưới th́ bố mẹ nhất định không cho lấy và c̣n nói: "Mày lấy nó th́ không nh́n mặt tao nữa".
Hai tháng từ chối 18 lời cầu hôn
Đến năm 26 tuổi, khi đă làm đủ tiền đền danh dự nhưng thấy con ḿnh vẫn không chịu lấy chồng, sợ con ế nên bố mẹ bà ra sức t́m kiếm chồng cho con gái. Biết gia đ́nh nào c̣n có con trai tầm tuổi chưa lấy vợ là ông bà đánh tiếng trước. Nhờ có nhan sắc nên dù bị coi là đă có một đời chồng nhưng bà Pít vẫn được rất nhiều chàng trai để ư.
Bà Pít cũng không hiểu v́ sao ngày đó ḿnh dám đứng lên để bảo vệ cho t́nh yêu của ḿnh một cách mănh liệt như thế.
"Tôi vẫn c̣n nhớ tháng 10 và tháng 11 âm lịch năm 1958, trong ṿng hai tháng có tới 18 người mang sính lễ đến hỏi nhưng tôi đều mang trả hết (Theo phong tục của người Sán Chỉ ở Sa Lư th́ khi nhà trai đem quả cau, miếng trầu đến nhà gái nếu không đồng ư th́ người con gái có quyền đem lễ trả lại nhà trai)".
"Tôi lấy lư do trước đó đă lấy một đời chồng do bố mẹ sắp đặt nhưng không thành nên lần này muốn được tự chọn chồng. Nhưng bố mẹ tôi không nghe vẫn muốn tôi làm theo sự sắp đặt của ông bà. Họ đến hỏi là bố mẹ tôi tỏ vẻ vui mừng ra mặt, chưa ǵ đă gọi trước là ông, bà thông gia".
"Trong số 18 người đó th́ người xa nhất là ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), ngày đó mang sính lễ đi trả tôi phải đi bộ mất nửa ngày mới tới nơi nên nhớ rất rơ. C̣n một người tên Trần ít hơn 7 tuổi, khi đem lễ đến nhà th́ anh này khóc ngay trước mặt tôi, lúc ra về anh ta kéo tôi lại và nói muốn lấy tôi làm vợ nhưng tôi không chịu", bà Pít cho biết.
Ai đến hỏi bà cũng đem lễ trả lại, biết không thể ép buộc được nên cuối cùng bố mẹ cũng đồng ư cho bà lấy ông Lâm Khanh làm chồng (người trước đó đă xin phép được lấy bà Pít nhưng không được sự đồng ư của bố mẹ bà). Từ đó hai người sống hạnh phúc bên nhau và sinh được 10 người con. Năm 2009, ông Khanh qua đời sau một trận ốm, một phần v́ tuổi cao sức yếu.
Anh Lâm Văn Cùng và các anh em luôn tự hào về người mẹ của ḿnh. 10 người con của bà Pít đều có quyền tự quyết định cho t́nh yêu của ḿnh - một sự việc hiếm thấy ở bản Trạm của tộc người Sán Chỉ này.
'Người có tư tưởng hôn nhân văn minh nhất Sán Chỉ'
Nghi ngờ về câu chuyện bà Pít từ chối 18 lời cầu hôn trong ṿng hai tháng, chúng tôi t́m đến gặp bà Vi Thị Xuân, người bạn thân và cũng là người biết rơ câu chuyện. Bà Xuân bảo: “Ngày trước cả làng bán tán xôn xao về chuyện này, có người độc miệng bảo bà Pít bị bệnh, con gái ǵ mà làm cao thế?
Có lần về nhà ngoại tôi ghé lên chơi th́ nghe bố bà ấy mắng thế này: 18 thằng đến rồi, thằng nào cũng bảo không được, thế mày định lấy người như thế nào bảo tao…Cuối năm đó th́ bà ấy lấy chồng. Đến giờ các cụ trong làng có dịp ngồi với nhau lại lấy chuyện này ra nói, nửa đùa, nửa phục bà ấy”.
Nghe hết câu chuyện của mẹ ḿnh anh Lâm Văn Cùng, con trai bà Pít nói: "Có lẽ từ chuyện đó bố mẹ tôi hiểu, t́nh cảm không ép được nên 10 anh chị em chúng tôi không ai bị ép lấy vợ lấy chồng. Ngược lại bố mẹ c̣n nói: Các con yêu ai th́ lấy người đó, đấy là quyền của các con".
Hữu Thiện
Theo Infonet