Dù biết là phạm luật nhưng trước t́nh trạng cướp giật trên đường ngày một táo tợn, nhiều người đă t́m mua các loại hung khí, công cụ hỗ trợ mang theo người để tự bảo vệ.
Đi sắm “hàng”
Hiện nay, để mua dao bấm, b́nh xịt hơi cay, gậy ba trắc, roi điện… tại TP.HCM không khó. Trời chập tối, tại khu chợ Dân Sinh (Q.1), khi nghe chúng tôi hỏi mua “hàng”, một người đàn ông nh́n với ánh mắt ḍ xét rồi hất hàm: “Hỏi làm ǵ? Ở đây không có”.
Sau khi chúng tôi nài nỉ, giải thích cần mua để pḥng thân khi ra đường lỡ gặp cướp, th́ ông này nói nhỏ: “Ừ! Bọn mày muốn mua loại ǵ ở đây bọn anh có đủ. Thông cảm nha, bán mấy thứ này phải cảnh giác không là hết đời”. Sau đó, người đàn ông huyên thuyên giới thiệu: “Dao bấm loại nhỏ hàng Mỹ 250.000 đồng, b́nh xịt loại nhỏ 300.000, gậy ba trắc 700.000, đồng ư mua loại nào sẽ có người đưa hàng tới tận nơi lấy tiền luôn”.
Ph. đang bán b́nh xịt hơi cay ngay gần nhà thờ Đức Bà (Q.1) - Ảnh: Diệp Đức Minh
Khi chúng tôi vừa tấp vào một quán nước trước cổng Bến xe Miền Đông (Q.B́nh Thạnh), hai phụ nữ đeo lỉnh kỉnh các món đồ bước vào chào mời. Nghe chúng tôi hỏi có “hàng” không, người phụ nữ bán đồ cảnh giác nh́n xung quanh rồi bảo: “Chị có loại dao bấm nhỏ, giá 185.000 đồng, mua không chị cho xem”. Nói xong, chị này rút trong túi xách ra một con dao bấm màu xanh dài khoảng 20 cm, bóng loáng, rất sắc và nói: “Dao Mỹ đó, dao này mấy ngày nay chị bán chạy lắm”. Tại ngă tư B́nh Phước (Q.Thủ Đức), một phụ nữ bán tạp hóa di động cũng lôi ra con dao có h́nh dạng giống như súng ngắn, có đèn và giới thiệu: “Dao này của Đài Loan, rất bén và có đèn soi vào ban đêm nữa, rất có ích khi để pḥng thân, chắc giá 250.000 đồng”.
Những vụ cướp táo tợn
Khoảng 10 giờ 30 ngày 17.9, anh Hoàng Ngọc Tri (22 tuổi, quê B́nh Định) chở bạn gái đi trên đường Cộng Ḥa (Q.Tân B́nh) th́ bị Cao Xuân Lập (28 tuổi, ngụ Q.Tân Phú) bất ngờ giật máy tính xách tay đeo trên người. Bị truy đuổi, Lập dùng dao bấm đâm anh Tri và làm bị thương đại úy Vơ Sỹ Hoàng (Công an Q.Tân Phú). Hậu quả, anh Tri chết tại bệnh viện. Ngày 5.9, Nguyễn Văn Tính (20 tuổi) và Đặng Văn Ư (19 tuổi, cùng quê Quảng Ngăi) cướp 3 máy tính xách tay trên địa bàn Q.9. Trên đường chạy trốn, 2 tên đă đạp ngă anh Đoàn Văn Quư (người truy đuổi) và 2 người đi đường khác bị thương nặng. Khi bị công an đuổi, 2 tên dùng dao tấn công lại làm 2 chiến sĩ bị thương.
Từ sự giới thiệu của người quen, chúng tôi liên lạc với tài xế container tên Tài để đặt cặp kiếm Nhật từ biên giới mang về. Qua điện thoại, Tài bảo: “Cặp kiếm Nhật xuất xứ từ Trung Quốc hiện có giá 1,8 triệu đồng, nếu đồng ư hôm nào ra cửa khẩu tôi mua về giúp chứ không ăn lời một đồng”.
Theo t́m hiểu, hiện các loại hung khí, công cụ hỗ trợ như mă tấu, kiếm Nhật, b́nh xịt hơi cay… có nguồn gốc từ Trung Quốc thông qua đường bộ về Việt Nam. Tại Sài G̣n, nếu ai có nhu cầu đặt hàng trước sẽ có người chuyển xe khách, hoặc xe tải về giao ngay.
Nhiều loại hung khí, công cụ hỗ trợ cũng được rao bán khắp các trang mạng rao vặt. Sau nhiều lần trao đổi qua điện thoại, chúng tôi hẹn được một thanh niên tên Ph. để mua b́nh xịt hơi cay. Đúng hẹn, Ph. có mặt bên hông nhà thờ Đức Bà (Q.1), lôi trong ba lô một b́nh xịt hơi cay rồi giới thiệu: “Hàng này của Trung Quốc đă qua sử dụng, để lại cho bạn 150.000 đồng. Loại này xịt vào mặt sẽ gây sốc và ngạt hơi, cay mắt trong ṿng 15 phút”.
Khi chúng tôi hỏi c̣n “hàng” ǵ đặc biệt nữa không, Ph. cười: “Bọn em nhập lậu toàn hàng Trung Quốc về bán nên không thiếu thứ ǵ. Bên em có súng điện bắn xa 5 m, giá 3,2 triệu đồng, nếu thích th́ bọn em bán cho”. Cũng từ thông tin trên mạng, chúng tôi liên lạc với số điện thoại 0128488… Bên kia đầu dây, một thanh niên tên V. giới thiệu: “Ở đây, chúng tôi có dao bấm, gậy ba trắc, b́nh xịt… giá tùy thuộc vào loại lớn hay nhỏ. Nếu ở Sài G̣n, sau khi thỏa thuận giá cả th́ chỉ cần cho địa chỉ, hàng sẽ được giao tận nơi”. Các đường dây mua bán không ngại khi đưa đầy đủ thông tin, địa chỉ, số điện thoại liên lạc lên “chợ” trên mạng, để khách hàng tiện trao đổi, như: 0937894... gặp anh Phát, 0904606… gặp anh Long, 0908145… gặp Hùng.
“Biết phạm luật, nhưng...”
Thời gian gần đây, nhiều người có việc đi về khuya trên các tuyến đường trung tâm thành phố cũng như các vùng ven đều lo sợ bị cướp giật hay bị dàn cảnh cướp tài sản. Một số người đă tự thủ “hàng” để pḥng thân.
Anh N.N.T, một kỹ sư xây dựng (32 tuổi, ngụ P.Phước Long B, Q.9), từng hai lần bị bọn xấu chặn đường cướp tài sản, cho hay do công việc đ̣i hỏi phải đi về muộn, nên mới đây anh lên “chợ” trên mạng sắm cho ḿnh một b́nh xịt hơi cay để pḥng thân. Anh T. lư giải: “Biết mang theo b́nh xịt là phạm luật, nhưng tôi đă 2 lần bị bọn cướp lấy đi laptop, ví tiền, điện thoại nên ấm ức lắm. Không thủ theo “hàng”, th́ lỡ nó làm hại ḿnh th́ sao?”.
Là một người luôn mang theo roi điện khi đi làm về khuya trên xa lộ Hà Nội, anh KH. (ngụ P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) nói: “Mang theo cái đó mà bị công an phát hiện th́ cũng rắc rối lắm. Nhưng những ai đă mất tài sản mà do bọn cướp lấy đi th́ mới thấm thía thế nào là tự thân vận động. Ḿnh th́ đi 1 người, bọn chúng th́ có 2 tên trở lên như vậy thủ hàng theo cho chắc ăn”.
Không chỉ người đi xe máy mà giới lái xe tải từ lâu cũng có người thủ “hàng” để pḥng khi gặp chuyện bất trắc. Là tài xế xe tải đường dài, thường xuyên ra vào bến tại B́nh Tân, B́nh Chánh, Q.12, anh Cường chia sẻ: “Tôi chứng kiến nhiều vụ cướp, trộm hàng, b́nh ắc quy táo tợn mà lái xe không làm ǵ được cả. Có tài xế phát hiện la lên, liền bị chúng đánh. Bản thân tôi cũng đă bị tháo b́nh ắc quy 1 lần, thấy bọn nó đi đông quá nên tôi đành đứng nh́n bọn nó tháo. V́ vậy, mấy anh em lái xe bàn nhau t́m mua “hàng” để pḥng khi gặp mấy thằng trộm cướp”.
Hàng cấm
Trao đổi với phóng viên, luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: Những người mua bán, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép đều vi phạm pháp luật; dù có thể cả người mua, người bán đều không biết hoặc cố t́nh không biết. Khi bị cơ quan công an phát hiện, họ sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xă hội. Những người có hành vi trên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự theo quy định tại khoản 1, điều 233 BLHS: “Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đă bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đă bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà c̣n vi phạm, th́ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Người phạm tội c̣n có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm”.
Cũng theo luật sư Thạnh, quy định của pháp luật hiện nay xếp súng điện, roi điện... vào danh mục hàng cấm. Người tàng trữ, sử dụng dù dưới h́nh thức nào cũng đều bị xem là phạm pháp. Người có hành vi cố t́nh sử dụng gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật h́nh sự. H́nh phạt tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật của người bị hại, nhẹ th́ cải tạo không giam giữ đến 3 năm; phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, th́ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Xử nghiêm
Trao đổi với phóng viên, thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Cảnh sát quản lư hành chính về trật tự an toàn xă hội (Bộ Công an), cho biết việc mua bán công cụ hỗ trợ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lư nghiêm cả người bán lẫn người mua. Trong tháng 9.2012, Bộ Công an đă phát động mở đợt cao điểm thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đây cũng là nhằm thực hiện pháp lệnh về Quản lư, sử dụng vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ, có hiệu lực từ năm 2012. Công an các tỉnh, thành phố cũng sẽ chủ động lập chuyên án tấn công vào các đường dây, đối tượng mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Thái Sơn/Thanh niên
Công Nguyên/Thanh niên