UAV - Công cụ mới cho tham vọng bá quyền của Mỹ
Những tham vọng gắn liền với UAV
Là phương tiện thay thế cho máy bay có người lái, UAV được kỳ vọng không chỉ ở khả năng trinh sát, phá hủy các mục tiêu mặt đất, mà c̣n được chuẩn bị để đối phó có hiệu quả với các máy bay chiến đấu của đối phương trong các cuộc không chiến.
Tại thời điểm hiện nay, phần lớn các nhà phát triển UAV t́m cách thiết kế UAV giống một máy bay chiến đấu thực thụ nhưng không cần phi công điều khiển.
Trên phương diện này, các UAV không chiến có một số ưu điểm so với máy bay chiến đấu có người lái. Loại bỏ yếu tố con người khỏi thiết kế, không phải đáp ứng các yêu cầu công thái học và có thể giảm đáng kể kích thước phương tiện, giúp máy bay trở nên siêu cơ động.
Hiện nay, Bộ Quốc pḥng Mỹ tích cực thúc đẩy việc phát triển học thuyết ứng dụng phương tiện chiến đấu trên không hoàn độc lập và tự động. Trong đố, họ tập trung chủ yếu vào các khái niệm “các phương tiện hàng không bất khả xâm phạm" với sản phẩm thực tế sẽ là các UAV tàng h́nh, mang được tải trọng lớn.
Trong dự định của Lầu Năm Góc, khi bắt đầu chiến tranh quy mô toàn diện, các loại UAV như vậy sẽ là những đ̣n tấn công đầu tiên, có khả năng thực hiện những chuyến bay dài trên lănh thổ đối phương nhưng ít bị tổn thương. Nó không chỉ là một phương tiện hủy diệt mà c̣n là vũ khí tinh thần chế áp tâm lư các lực lượng vũ trang của một quốc gia thù địch và nhân dân.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, quân đội nước này đang tiến tới việc tiếp cận chiến tranh theo phương thức hoàn toàn mới, khi đó các thiết bị không người lái tối tân sẽ liên tục có mặt trên không phận đối phương, tương tác thông tin thường xuyên với trung tâm chỉ huy, với các phương tiện tấn công và trinh sát khác đang hoạt động.
Cũng theo các chuyên gia Mỹ, việc áp dụng một số lượng lớn các UAV tự hoạt động trên lănh thổ của đối phương sẽ tạo ra một mạng thông tin đặc biệt và đa dạng, giống như việc “xây một mái ṿm bao phía trên ngôi nhà”. Khi đó, bất kỳ chuyển động nào của đối phương sẽ được UAV phát hiện và ngăn chặn ngay lập tức.
Những khó khăn c̣n đó
Trước mắt, những tiến bộ trong quá tŕnh nghiên cứu và thử nghiệm X-47B đang thành công trong những chiến dịch truyền thông mà Lầu Năm Góc tích cực thúc đẩy. C̣n trên thực tế, trong ṿng từ 10-15 năm tới Lầu Năm Góc khó có thể hoàn thiện được khái niệm "phương tiện hàng không bất khả xâm phạm”. Nhất là trong vấn đề áp dụng những cỗ máy này vào các cuộc không chiến.
Ngay cả những thử nghiệm cất cánh và hạ cánh tự động trên tàu sân bay chỉ đạt được những thành công rất hạn chế so với những tiêu chí đặt ra cho chương tŕnh thử nghiệm 2011. Theo đó, mô h́nh thuật toán chính xác áp dụng cho X-47B dường như chưa hoàn thiện để thực hiện được các nhiệm vụ phức tạp như vậy.
Ngoài ra, mức độ phát triển của công nghệ máy tính hiện đại là không đủ để phát triển các phương tiện bay không người lái hoàn toàn tự động.
Tiếp đến, việc sử dụng với số lượng lớn UAV trinh sát và tấn công thành một biên đội để tạo nên “mô h́nh tác chiến mái ṿm” đứng trước những vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Khi đó đ̣i hỏi phải có sự tương tác thông tin chặt chẽ, đánh giá chính xác t́nh huống chiến đấu và loại trừ được khả năng tấn công vào quân ḿnh. Đó là chưa kể đến trở ngại từ lực lượng tác chiến điện tử của đối phương.
Các giải pháp cho những vấn đề này vẫn c̣n là những hạn chế về công nghệ của thời đại chúng ta. Cần lưu ư rằng trong hơn một thập kỷ vừa qua thế giới đă không tạo ra bất kỳ công nghệ mang tính đột phá nào. Các phương thức chiến tranh, cũng như các chỉ số tiến bộ công nghệ của nhân loại trong ṿng 50 năm qua đă không thay đổi đáng kể. Ngay người Mỹ cũng phải thừa nhận họ chỉ đạt được những tiến bộ chứ chưa phải là một cuộc cách mạng thực sự về khoa học công nghệ.
Chương tŕnh UAV của họ thực tế đă được khởi động từ những năm 1950, một số đă được thử nghiệm trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, sự đột phá về công nghệ chỉ có thể đạt được trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.
Khôi Nguyên (theo lenta.ru)
|