Nhiều đối tượng đă sử dụng những “ngón lừa” rất tinh vi khiến không ít người “sập bẫy”, mất tiền triệu. Không chỉ t́m cách tráo điện thoại rởm, các đối tượng c̣n lừa bán cả điện thoại rởm.
Thủ đoạn biến đổi liên tục
Thời gian gần đây, thủ đoạn lừa đảo trực tuyến (lừa mua bán hàng qua mạng) đă được một số đối tượng sử dụng khá chuyên nghiệp. Anh Đỗ Vĩnh Hoàng - kỹ sư công nghệ thông tin cho biết, thông thường kẻ lừa đảo rao bán iPhone, iPad, laptop, và các loại điện thoại đời mới với giá rẻ chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 giá bán trong các cửa hàng.
Khi mua điện thoại iPhone, khách hàng cần thận trọng
Để tạo sự tin cậy cho khách, một số đối tượng đă tự xưng là nhân viên hải quan nên lấy được hàng xách tay. Khi khách có ư định mua, chúng mở webcam cho xem thẻ ngành (thẻ giả) để cho người mua tin tưởng chuyển tiền đặt cọc. Nếu người mua c̣n ngần ngại, các đối tượng này sẽ gửi tiếp hóa đơn (cũng được làm giả) về món hàng đó. Tới lúc ấy th́ hầu như khách hàng nào cũng “sập bẫy”.
Bên cạnh đó, một số trang rao vặt trên mạng cũng thường xuyên đăng tin rao bán iPhone 4, 4S - 64GB như “bán điện thoại iPhone 4S với giá chỉ từ 5-8 triệu đồng để chuẩn bị mua iPhone 5”. Khi gặp mặt, bọn chúng sẽ đưa điện thoại thật ra cho khách xem. Trong lúc giao dịch, chúng sẽ tráo điện thoại giả, lấy tiền rồi nhanh chóng biến mất. Để đảm bảo không bị phát hiện và nhanh chóng tẩu thoát, hầu hết các đối tượng này chỉ chấp nhận giao dịch ngoài đường.
Suưt là nạn nhân của thủ đoạn này, em Nguyễn Đ́nh Nam (sinh viên trường ĐH Quốc gia) chia sẻ, do đang có nhu cầu thay điện thoại nên Nam đă lên mạng t́m kiếm thông tin về iPhone 4S. Sau khi đọc được tin có người muốn bán chiếc điện thoại này với giá chỉ bằng 1/3 giá điện thoại mới nên Nam đă gọi điện để hẹn gặp.
“Sau khi kiểm tra máy và thấy là hàng thật nên em đă đưa tiền, nhận máy tại một quán cà phê trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Tuy vậy, khi vừa dắt xe ra khỏi quán, một trong 2 người bán điện thoại cho em vội vă quay lại nói em cho hắn mượn lại máy để chép danh bạ.
Em đưa điện thoại ra, nhanh như cắt, chúng tráo điện thoại rởm và định chuồn. May mà em nh́n thấy nên đă giữ tên đó lại. Sợ mọi chuyện ầm ĩ, tên này đă xin lỗi em, trả lại tiền, lấy lại điện thoại rồi vội vă phóng xe đi. Đúng là một phen nhớ đời” - Nam thở phào.
Khó xử lư đối tượng
Không chỉ t́m cách tráo điện thoại rởm, một số đối tượng c̣n lừa bán điện thoại rởm. Tuần trước, trên đường về, khi dừng lại ở cây ATM trên đường Lạc Long Quân để rút tiền th́ anh Nguyễn Chiến Thắng (ở phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) thấy một phụ nữ bịt mặt bán băng đĩa rong đi tới, rút từ trong túi áo ra 1 chiếc điện thoại iPhone 4S đang đổ chuông nhờ anh Thắng tắt máy giúp.
Khi anh Thắng vừa tắt điện thoại được vài phút th́ chiếc điện thoại này tiếp tục báo có cuộc gọi đến và người phụ nữ kia lại đề nghị anh giúp đỡ. V́ quá ngạc nhiên, anh Thắng hỏi: “Tại sao chị không biết dùng mà lại mua điện thoại đắt tiền thế”, người phụ nữ kia ra vẻ bí mật nói giọng th́ thầm: “Chẳng giấu ǵ anh, điện thoại này tôi nhặt được ở ngay quán cà phê đầu phố.
Định trả lại nhưng người ta đi mất rồi. Anh có mua không, tôi để rẻ cho đấy. Tôi có để lại cũng chẳng biết dùng mà lại đâm lo”. V́ cũng đang có ư định mua điện thoại mới nên anh Thắng hỏi giá bao nhiêu th́ chị ta nói giá 2,5 triệu đồng.
Anh Thắng đă cầm chiếc điện thoại này gọi đến 1 vài số th́ thấy tín hiệu tốt nên đồng ư mua. Không ngờ khi mang về nhà được mấy tiếng, anh Thắng thấy hết pin, cắm sạc th́ điện không vào. Anh mang đến cửa hàng điện thoại th́ mới biết đây là điện thoại “rởm”, hàng nhái của Trung Quốc có giá chỉ vài trăm ngàn đồng.
Theo ông Nguyễn Tất Đạt - kỹ sư công nghệ thông tin, Giám đốc quản trị mạng của Công ty Viettravel, thông thường đối tượng nhằm vào nạn nhân chưa quen thuộc với các ḍng điện thoại đắt tiền như iPhone, S3...
Do tin tưởng ở vẻ ngoài thật thà, chất phác của các đối tượng này, không ít người đă mất tiền triệu để mang về hàng rởm. Tuy vậy, việc xử lư các đối tượng này cũng khá khó khăn bởi ngay cả khi người được mời mua biết chắc là điện thoại “rởm” th́ cũng chỉ có thể từ chối không mua, v́ kẻ lừa đảo không bao giờ nhận ḿnh là chủ chiếc điện thoại đó mà luôn nói là t́nh cờ nhặt được nên không biết đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái.
Để tránh “tiền mất tật mang”, khi mua khách hàng nên đi cùng người có hiểu biết về điện thoại, giao dịch tại nhà người bán và kiểm tra kĩ lưỡng sản phẩm trước khi giao tiền.
Theo An ninh Thủ đô