Lâm vào cảnh mù ḷa suốt một thời gian dài, nhưng một sáng thức giấc đôi mắt lại sáng rực như xưa, câu chuyện “thật như bịa” này đă xảy ra với cô giáo Dương Phước Quư Châu ( SN 1979, giảng viên Khoa Tiếng anh chuyên ngành, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế). Câu chuyện là minh chứng cho quan điểm nghị lực của bệnh nhân có thể chiến thắng bệnh tật.
|
Đôi mắt cô giáo Quư Châu sáng lại hoàn toàn sau 3 tháng bị mù ḷa khó hiểu |
Bỗng dưng mù ḷa
Hẹn gặp cô giáo Châu một chiều cuối tháng 8/2012 ngay sau giờ cô tan lớp, không ai ngờ mới cách đây hơn 3 tháng, co giáo này c̣n sống trong cảnh mù ḷa. Kể lại câu chuyện, cô Châu cho biết ḿnh nhớ măi buổi chiều 9/2/2012 như một ngày định mệnh đen tối: “Chiều hôm đó tôi đang coi thi, bỗng thấy hai mắt đau nhức, nh́n mọi vật chợt lờ mờ. Ban đầu cứ nghĩ do mệt mỏi nên bị nhức mỏi mắt đơn giản thôi”.
Cố gắng chịu đựng đến hết giờ coi thi, cô giáo vội vàng về nhà, trở lưng ngủ một giấc với hy vọng xoa tan cơn đau mắt khó chịu, ai ngờ sau phút nhắm mắt ấy, ánh sáng đă không c̣n đến nữa.
Ác mộng t́m đến cuộc đời khi buổi sớm hôm sau thức giấc. “Tỉnh giấc nhưng mở mắt vẫn thấy tối thui. Một mắt gần như mù hoàn toàn, con mắt c̣n lại chỉ thấy mờ mờ rồi dần dần nh́n yếu đi, trước mắt lúc đó chỉ thấy những vùng tối như những đám mây”, cô giáo nhớ lại.
Sợ hăi, thiếu phụ vội gọi điện nhờ chồng về nhà đưa ḿnh đến Bệnh viện Trung ương Huế khám bệnh. Chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ cho biết rất có thể cô bị bong vơng mạc dẫn đến thị lực suy giảm.
Cùng thời điểm này, một chuyên gia hàng đầu tại Mỹ trong lĩnh vực nhăn khoa t́nh cờ đang có mặt ở Huế để chuyển giao công nghệ mới, nghe sự việc lạ từ đồng nghiệp nên cũng lần tới tận nơi đề nghị được khám. Bác sĩ này có quan điểm khi cho rằng chưa hẳn bệnh nhân bị bong vơng mạc. Lư do là trước đó bệnh nhân hoàn toàn không gặp bất ḱ va chạm mạnh nào. Hơn nữa, thời gian phát bệnh thuộc dạng cực nhanh, chỉ trong khoảng 24 giờ, thuộc ca bệnh cực hiếm trên thế giới, nên cũng khó có thể là nguyên nhân của bệnh viêm nhiễm, vốn phải “ủ bệnh” một thời gian nhất định mới “lộ diện”.
Một cuộc hội chẩn lập tức được tổ chức với hy vọng làm sáng tỏ chứng bệnh lạ. Phỏng đoán cuối cùng được đưa ra là nạn nhân tổn thương mắt, rơi vào t́nh cảnh trên có thể do bị stress (chứng bệnh trầm cảm) kéo dài. Nhưng đây mới là kết luận đau đớn nhất: Vơng mạc bị tổn thương nằm ngay vị trí giao điểm của các dây thần kinh, không thể phẫu thuật. Các bác sĩ cho rằng buộc phải giữ nguyên hiện trạng để điều trị, nếu đụng dao kéo vào có thể gây mù ḷa tức th́. Nhận định này theo bệnh nhân là có phần hợp lư khi thú thực trước thời gian đổ bệnh, bản thân chịu khá nhiều áp lực từ công việc, gia đ́nh, đầu óc thường xuyên căng thẳng.
Bệnh kỳ dị, nên biện pháp điều trị cũng không kém phần lạ lùng. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân này nên cố gắng thư giăn trí óc, giảm suy nghĩ, lấy lại thăng bằng bản thân; c̣n điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng phụ trợ. “Thật khó tin bởi thường th́ mắc bệnh phải uống thuốc điều trị, nhưng đằng này tôi chủ yếu lại điều trị theo hướng thư giăn tinh thần”, cô giáo cười nhớ lại.
Loại thuốc duy nhất bệnh nhân được uống mỗi ngày lúc đó là kháng sinh, kháng viêm, uống nhiều đến nỗi chân tay phù nề, toàn thân béo ph́. Lúc đó cô có sợ trường hợp xấu là mù loà suốt đời?. Cô giáo nhớ lại: “Bệnh lạ nên không ai dám “mạnh miệng”. Trong quá tŕnh điều trị các bác sĩ cũng có nhắc đến trường hợp xấu nhất, hai mắt sẽ mù vĩnh viễn”.
Bỗng dưng sáng mắt
Sống trong cảnh mù loà hơn 3 tháng ṛng, bệnh nhân nhớ lại suốt thời gian đó cô rất lấy làm bực bội dẫu đă cố nén ḷng, giải toả gánh nặng tâm lư đủ cách. “Bạn cứ đặt vị trí đang sáng mắt b́nh thường, tự dưng bị mù th́ tâm trạng sẽ thế nào?. Sau một đêm ngủ dậy bỗng thành người tàn phế, không thể tự làm được bất ḱ công việc ǵ th́ bạn khó chịu thế nào?”, cô giáo nhớ lại. Nhưng thực tế phũ phàng, tâm lí rồi cũng quen, cô giáo đă bắt đầu tập luyện những thao tác sinh hoạt đơn giản cho cuộc sống trong bóng tối: Đi lại, tắm rửa, giặt giũ quần áo…
Điều quan trọng nhất là dù rơi vào cảnh ngộ bệnh tật nhưng bệnh nhân này sau một vài phút bi quan, th́ phần lớn thời gian luôn giữ vui vẻ, lạc quan vốn có. Nghe lời bác sĩ, ngày ngày cô t́m nghe những bản nhạc vui vẻ, tranh thủ nhớ lại những câu chuyện hay trước đây kể lại cho hai con nhỏ cùng nghe, hay đơn giản tự nghĩ ra câu chuyện phiếm nào đó nhờ con chép lại. Nói cách khác, đó là thời gian giữ cho tâm hồn “bi nhưng không luỵ”.
Cô giáo nhớ lại, sau một vài ngày đầu buồn bă, những ngày sau ḷng quyết tâm của cô lên cao độ: “Lúc nào tôi cũng đặt niềm tin phải sớm lành bệnh để khỏi phụ ḷng mong mỏi của gia đ́nh, bạn bè và hàng trăm sinh viên vẫn gọi điện thăm hỏi mỗi ngày. Những quan tâm từ mọi người đă giúp tôi có niềm tin mănh liệt rằng một ngày nào đó mắt ḿnh sẽ sáng trở lại”.
Điều thần kỳ đă đến. Buổi sáng một ngày giữa tháng 5, cô tỉnh giấc, như thường lệ gọi hai con nhỏ cùng chạy đến đầu giường, mẹ con cùng làm “bài tập” mẹ ước lượng, chỉ tay lên những bộ phận trên cơ thể các con xem đâu là chân, đâu là bụng, đâu là mặt....
Kỳ lạ khi bỗng dưng người mẹ cảm thấy h́nh như nhận ra lờ mờ khuôn mặt hai con. Ban đầu cứ nghĩ là ảo giác, sau một hồi trấn tĩnh, đúng là mắt nh́n thấy thật. Tin vui đến bất ngờ khiến người thân của cô giáo trước đây bàng hoàng bao nhiêu, nay lại một lần nữa bàng hoàng bấy nhiêu. Đang sáng mắt bỗng mù ḷa, rồi đang mù ḷa lại sáng mắt, thế gian này mấy khi có chuyện khó tin đến thế.
Cha mẹ cô giáo khi nhận được tin báo vẫn thủng thẳng tưởng “bọn trẻ giỡn chơi”, rồi gặng hỏi đi hỏi lại, rồi lọ mọ đến trước mặt con gái hết ngó nghiêng kiểm tra, lại sờ nắn cả chục lần mới yên ḷng thở phào. Điều kư diệu xảy ra như một giấc mơ. Sau khi nh́n thấy khoảng một tuần, bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra lại th́ thị lực đă th́ đạt 8/10, hiện giờ thị lực hai mắt đă khoẻ mạnh trở lại như lúc trước trước khi mắc bệnh lạ.
Ngoài niềm hạnh phúc cho rằng “phép màu” đă đến, lư giải nguyên nhân khỏi bệnh hết sức ḱ diệu, cô giáo cho hay c̣n nhờ hai yếu tố khác: Thứ nhất, cô đă tuân thủ liệu pháp điều trị tâm thần do bác sĩ đặt ra. Đó là thư giăn tinh thần, giải thoát bản thân khỏi chứng bệnh stress kéo dài, từ đó tâm trạng lúc nào cũng thoải mái, vô tư.
Thứ hai là sức mạnh từ niềm tin vượt qua bệnh tật, sức mạnh từ sự động viên của người thân đă khiến căn bệnh tiêu tan. “Đối diện sự thật phũ phàng, bạn nên suy nghĩ theo chiều hướng tốt lên; không nên bi quan hay nghĩ theo chiều hướng xấu đi”, cô giáo tự sự.
Thông qua
Pháp luật & Thời đại, cô giáo có nghị lực tuyệt vời này muốn gửi đến những người bệnh thông điệp rút ra từ kinh nghiệm “để đời” của ḿnh “Không nên tuyệt vọng dù trong hoàn cảnh khó khăn nào”.
Y học cho rằng stress có thể khiến người ta bị chấn thương tinh thần, t́nh cảm, từ đó tổn thương sâu sắc đến sức khoẻ. Để chống stress, có nhiều giải pháp như các biện pháp tâm lư; năng vận động hàng ngày giúp giảm thiểu được sự buồn phiền và giúp tăng chất lượng giấc ngủ; sử dụng thực phẩm chống stress…
Ngoài ra có thể chữa trị chứng bệnh stress bằng phương pháp dùng các loại thuốc có chức năng chống lo âu, mất ngủ và làm êm dịu thần kinh (Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ).
|
Mai Long