(ĐVO) Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Panetta đang thực hiện chuyến công du châu Á được nhận định là "một mũi tên nhắm 2 con nhạn".
Trấn an đồng minh lớn nhất châu Á ![](http://media12.baodatviet.vn/2012/09/18/C141647_C141666_C141619_qp-ht-179-trungquoc-232.jpg)
Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu Lầu Năm Góc lại có chuyến công du châu Á trong tuần này, khi căng thẳng Trung-Nhật liên quan đến tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp chưa từng có.
Đặc biệt, ở Trung Quốc làn sóng biểu t́nh phản đối Nhật Bản đang lên cao sau khi nước này tuyên bố quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Mỹ nền kinh tế, chính trị, quân sự lớn nhất thế giới cần phải làm một điều ǵ đó để xoa dịu “những cái đầu nóng của đôi bên”
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/09/18/C141647_qp_viet_panetta_1.jpg)
Đặt thêm một trạm radar pḥng thủ tên lửa ở Nhật Bản Washington đă hoàn thành mục tiêu trấn an đồng minh lớn nhất châu Á Ảnh: AP
Chuyến công du châu Á của ông Panetta có một ư nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với t́nh h́nh hiện tại mà c̣n đối với tương lai của Mỹ ở châu Á - Thái B́nh Dương. Đích đến đầu tiên trong chuyến công du châu Á của người đứng đầu Lầu Năm Góc chính là Nhật Bản đồng minh lớn nhất tại châu Á.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/09/18/C141647_C141358_qp-viet_us-japn_nho.jpg)
Nhật Bản không chỉ là đồng minh lớn nhất của Mỹ tại châu Á, giữa hai nước c̣n có sự ràng buộc của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kư năm 1951 trong đó có điều khoản quy định Mỹ phải đảm bảo sự toàn vẹn lănh thổ cho Nhật Bản trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ bên ngoài.
Từ khi căng thẳng Trung-Nhật gia tăng vào tuần trước, Washington vẫn không có bất kỳ động thái nào về vấn đề này. Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nga, Ngoại trưởng Hillary Clinton và phái đoàn của bà không hề đả động ǵ đến tranh chấp Trung - Nhật. Thậm chí ngay trong cuộc gặp bên lề APEC giữa Ngoại trưởng Mỹ Clinton và Thủ tướng Nhật Noda, phía Washington lại đề cập đến tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản mà không nhắc đến tranh chấp Trung - Nhật.
Sự thờ ơ của Mỹ khiến Nhật Bản có cảm giác bị bỏ rơi, nếu kéo dài điều này ảnh hưởng không chỉ đối với Tokyo mà c̣n lây sang nhiều đồng minh khác trong khu vực. V́ vậy, Washington cần phải lên tiếng, không chỉ để trấn an Tokyo mà c̣n đối với các nước đồng minh khác trong khu vực rằng Mỹ là một “đối tác đáng tin cậy”.
Trao đổi với các phóng viên trước khi thực hiện chuyến công du châu Á, Bộ trưởng Panetta cho biết: “Tôi lo ngại rằng khi các quốc gia tham gia vào các hành động khiêu khích bằng cách này hay cách khác đó là một sai lầm và có khả năng dẫn đến bạo lực”.
Khéo léo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Trung - Nhật, như mọi khi Washington kêu gọi các bên liên quan cần kiềm chế, thay vào đó, Triều Tiên được sử dụng làm b́nh phong cho sự tăng cường hợp tác an ninh giữa Mỹ - Nhật
Ngay khi đặt chân đến Tokyo vào sáng ngày 17/09/2012, Bộ trưởng Panetta đă nhanh chóng trấn an Tokyo bằng việc tuyên bố đặt thêm một trạm radar cảnh báo sớm tên lửa trong khuôn khổ chương tŕnh pḥng thủ tên lửa chung giữa hai quốc gia.
Tuy rằng, trạm radar cảnh báo sớm tên lửa này sẽ được đặt đâu đó ở phía Nam thay v́ ở Okinawa và mục đích của trạm pḥng thủ tên lửa này là để đối phó với Triều Tiên nhưng mọi người đều hiểu là không ngoài mục đích kiềm chế Trung Quốc.
Ông Panetta cũng không quên trấn an dư luận Nhật Bản về việc triển khai máy bay V-22 Ospreys và hứa tăng cường các biện pháp an toàn cho loại máy bay này.
Như vậy với một trạm radar cảnh báo sớm tên thứ 2 được triển khai, Washington coi như đă hoàn thành nhiệm vụ trấn an đồng minh lớn nhất của ḿnh tại châu Á, quan trọng hơn các đồng ḿnh c̣n lại sẽ coi đó là một “dấu hiệu của một đối tác đáng tin cậy”.
Giải quyết mối quan hệ với Bắc Kinh
Nhiệm vụ của ông Panetta tại Bắc Kinh sẽ không hề dễ dàng, thậm chí có thể coi là một thách thức, việc đặt trạm radar pḥng thủ tên lửa thứ 2 tại Nhật Bản có thể khiến cho phản ứng từ Bắc Kinh trở nên gay gắt hơn.
Bộ trưởng Panetta sẽ gặp người đồng cấp Lương Quang Liệt tại Bắc Kinh và nhiệm vụ của ông là phải giải thích các chiến lược của Mỹ đối với châu Á từ lâu được Trung Quốc hiểu là một nỗ lực nhằm kiềm tỏa họ.
Patrick Cronin, một chuyên gia về châu Á tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ nhận định: “Trung Quốc đă bắt đầu từ bỏ chủ nghĩa “dấu ḿnh chờ thời” được Đặng Tiểu B́nh khởi xướng, thay vào đó là cách tiếp cận vấn đề quyết đoán hơn đối với các nước láng giềng trong tranh chấp chủ quyền.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/09/18/C141647_qp_viet_panetta_2.jpg)
Cải thiện mối quan hệ quân sự với Trung Quốc có thể coi là nhiệm vụ khó khăn của Panetta Ảnh: AP
Sự gia tăng hoạt động của Hải quân Trung Quốc, đặc biệt lực lượng hải giám nước này đang thể hiện nhiều hành vi mang tính “bắt nạt” trên biển đối với các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, an ninh hàng hải là vấn đề Washington tiếp tục đặt lên bàn đàm phán.
Kenneth Lieberthal một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brooking ở Washington cho biết: “Ở Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc đang bùng phát mạnh, họ đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Sự tăng cường hiển diện của Mỹ tại châu Á làm cho Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang góp phần làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực”. Ông này khuyên, Bộ trưởng Panetta phải hết sức cẩn thận trong việc giải thích chiến lược của Mỹ tại châu Á.
Bắc Kinh liên tục tăng cường kho vũ khí chiến lược của ḿnh như phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, tăng cường khả năng tấn công hạt nhân trên biển, liên tục phát triển tiêm kích tàng h́nh mới tất cả những sự phát triển này chưa được công bố và giải thích một cách rơ ràng.
Larry Wortzel, một thành viên của Ủy ban an ninh kinh tế Mỹ - Trung cho biết, Mỹ nên xem xét lại khả năng quân sự của Trung Quốc, mối quan tâm chiến lược quan trọng đối với Mỹ là nên tăng cường kho vũ khí tên lửa đạn đạo để đối phó với Trung Quốc.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/09/18/C141647_C139494_qp_viet_df-41_nho.jpg)
Sự úp mở và thiếu minh bạch trong việc phát triển các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc thời gian qua đặc biệt là thông tin về tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 và gần đây nhất là sự xuất hiện h́nh ảnh của tiêm kích J-31 được cho là “F-35 của Trung Quốc” sẽ giúp cho Bộ trưởng Panetta có nhiều điều để “mặc cả” về chiến lược của Mỹ tại châu Á, đó cũng đang là rào cản trong việc cải thiện mối quan hệ quân sự giữa hai nước.
Như vậy thêm một trạm radar pḥng thủ tên lửa đạn đạo mới triển khai tại Nhật Bản, đặt vấn đề thiếu minh bạch trong các dự án phát triển vũ khí của Trung Quốc lên bàn đàm phán, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển, chuyến công du châu Á của người đứng đầu Lầu Năm Góc đă giải quyết được 2 vấn đề nan giải với Washington “trấn an đồng minh chiến lược mà giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc”.
Tuy nhiên, chuyến công du của ông Panetta có thành công hay không c̣n phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Bắc Kinh đối với vấn đề này.
Quốc Việt