Các mạng quan làm báo, dân làm báo, biển đông là như thế nào. Cá nhân tôi không đủ năng lực và quyền hạn đưa ra lời phán quyết. Dị nhiên, cũng như mọi công dân, tôi có quyền nhận xét. Tuy nhiên nhận xét ấy được đông đảo quần chúng đồng t́nh hay không mới là vấn đề quan trọng.
Trước đây, tôi chưa một lần ghé qua các mạng ấy. Đó cũng là lư do để, dù là bạn thân hỏi ư kiến về các mạng ấy, tôi cũng không có cái để mà nói. Mấy hôm gần đây, sau khi có thông báo của văn pḥng chính phủ, tôi có ư định liệng vào các mạng ấy nhưng đều bị chặn. H́nh như, với những tay cao thủ về công nghệ thông tin họ vẫn có cách vượt tường để tiếp cận nơi họ cần đến. Thuộc loại i tờ về công nghệ thông tin cho nên, với tôi, khi gặp sự cố, dù chỉ là biện pháp ngăn chặn sơ đẳng cũng bó tay bất lực.
Hôm qua, trong một quán bia, tôi vẫn nghe mấy người bảo rằng họ vẫn leo vào các mạng đang được khoanh vùng. Thậm chí có người c̣n cho biết, trước đây không để ư, nay lại cố t́m để xem mấy cái mạng ấy là thế nào. Tâm lư thời thông tin đa chiều là vậy. Cái ǵ bị cấm, người ta lại càng ṭ ṃ t́m xem.
Xem để ảnh hưởng hay là xem để biết rồi tự ḿnh đưa ra phân định đúng, sai. Sự khác nhau là ở chỗ đó. Dân trí thời nay khác xưa lắm rồi. Hăy tin vào dân trí. Sai, đúng, xấu, tốt như là những quốc gia có biên giới riêng biệt, quần chúng có đủ năng lực để phân định rạch ṛi. Kẻ xấu tự đứng ra nhận làm người tốt, dân tuyệt nhiên không tin. Người tốt bị vu oan là xấu, dù không cứu được họ, dân vẫn một ḷng tin yêu. Cá nhân nào đó, thậm chí tổ chức nào đó cố t́nh đổi trắng thay đen. Ḷng dân tuyệt nhiên không lẫn lộn đen với trắng. Dân trí thừa khả năng tách bạch chính với tà, trung với nịnh, liêm chính với tham nhũng...
Nhiễu loạn thông tin. Không phải trên b́nh diện thế giới hoặc một quốc gia, mà kể cả một cơ quan nhỏ bé vẫn cứ xẩy ra t́nh trạng nhiễu loạn thông tin. H́nh như đó là phản ứng phụ của thời đại thông tin đa chiều, đa cực. Bây giờ mà đ̣i hỏi thông tin phải đơn điệu, thuần túy một chiều như thời bao cấp th́ hơi bị lạc hậu. Nhập gia th́ phải tùy tục. Thời đại ngày nay không thể cưỡng lại thông tin đa chiều, mà phải biết chấp nhận và thích ứng. Để khỏi bị hiểu nhầm, thêm một lần khẳng định, thông tin đă chiều không đồng nghĩa với thông tin sai sự thật. Thông tin đa chiều là soi từ nhiều phía, t́m ra sự thật như nó đang tồn tại, kể cả những góc khuất tưởng chừng măi măi nằm trong bóng tôi.
Trong thời đại ngày nay, thông tin là loại h́nh lực lượng đặc, thậm chí là rất hùng mạnh. Sử dụng nó hoặc loại bỏ nó là vấn đề vừa dễ vừa khó. Ứng xử đúng và khéo léo (có t́nh có lư) th́ dễ. Ra tay thô bạo theo ư muốn chủ quan th́ phản tác dụng. Chưa nói đến binh chủng báo chí quốc doanh, chỉ riêng cộng đồng mạng tư nhân hiện có, nếu biết cách sử dụng, đem lại tác dụng không nhỏ cho mặt trận tư tưởng cũng như đời sống tinh thần của xă hội. Chỉ có cảnh báo, thậm chí là răn đe, cao hơn là dùng biện pháp kỹ thuật khóa mạng. Tại sao không có khuyến khích, động viên. Từ đứa bé ở nhà trẻ cho đến cụ già hội viên cựu chiến binh đều muốn xử sự công bằng: có cả khen và chê. Cái lẽ thông thường ấy, với đứa trẻ lên 3 cũng cần phải có, lại thiếu hẳn một vế đối với cộng đồng mạng tư nhân.
Nhà nước có đủ quyền hành và biện pháp đối xử với các loại h́nh sản xuất sản phẩm tinh thần, trong đó có cộng đồng mạng. Tạo điều kiện phát triển hợp ḷng dân với đơn thuần răn đe một chiều, đó là hai cách xử sự gắn liền 2 cấp độ thương hiệu khác nhau.
Đừng bao giờ quên lời căn dặn có giá trị muôn đời của bậc tài danh Khổng Tử:
Người nào khen đúng ta là bạn của ta.
Người nào chê đúng ta là thầy của ta.
Người nào nịnh ta là kẻ thù của ta.
Bá Tân
(Blog NT)