(NLĐO) - Ngày 15-9, Sudan và Yemen từ chối cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ vào lănh thổ để tăng cường bảo vệ đại sứ quán Mỹ ở Khartoum và Sanaa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Sudan Al-Obaid Ahmed Mirawih nói: "Bộ Ngoại giao Mỹ đă chính thức đề nghị Sudan cho phép một đơn vị lính thủy đánh bộ vào lănh thổ với lư do tăng cường bảo vệ quanh Đại sứ quán Mỹ. Ngoại trưởng Ali Karti đă xin lỗi về đề nghị này, nhấn mạnh rằng nhà chức trách Sudan đủ khả năng bảo vệ tất cả phái đoàn ngoại giao tại Khartoum".
Đốt phá trước đại sứ quán Mỹ ở Cairo - Ai Cập. Ảnh: AP
Cùng ngày, quốc hội Yemen ra tuyên bố bác bỏ khả năng để lính thủy đánh bộ Mỹ hiện diện ở Sanaa. Với lời khẳng định "không chấp thuận bất cứ h́nh thức hiện diện nào của nước ngoài" tại Yemen, quốc hội nước này yêu cầu một trung đội lính thủy đánh bộ mà Lầu Năm Góc đă triển khai tới Sanaa phải lập tức rời khỏi đây.
Để giảm thiểu thương vong, ngày 15-9, Mỹ đă chỉ thị cho các nhân viên ngoại giao không quan trọng cùng gia đ́nh rời khỏi Sudan và Tunisia, đồng thời khuyến cáo công dân Mỹ không nên tới những quốc gia này. Cùng ngày 15-9, đại sứ quán Mỹ tại Pakistan đă ra tuyên bố yêu cầu công dân tại nước này "duy tŕ cảnh giác cao độ".
Đốt h́nh nộm Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Khost - Afghanistan. Ảnh: AP
Trong khi đó, biểu t́nh nhằm vào các cơ sở ngoại giao Mỹ và phương Tây (đại sứ quán Đức và Anh) vẫn liên tiếp nổ ra tại nhiều nước Hồi giáo để phản đối bộ phim xúc phạm nhà tiên tri Mohamed.
Tại Tunisia, Bộ Y tế nước này ngày 15-9 thông báo đă có 4 người chết và gần 50 người bị thương trong vụ tấn công vào đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tunis hôm 14-9. Trong đó có 3 người biểu t́nh bị bắn chết, người thứ tư tử vong do bị xe đâm. Trong số gần 49 người bị thương có 9 người bị thương rất nặng. Ngoài ra, khoảng 20 cảnh sát bị thương trong vụ này.
Tại Sudan, đă có ba người biểu t́nh bị xe cảnh sát đâm chết gần đại sứ quán Mỹ ở Khartoum. C̣n tại Yemen, đụng độ hôm 13-9 giữa cảnh sát và người biểu t́nh bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Sanaa đă làm 4 người thiệt mạng và 48 người bị thương.
Người biểu t́nh chống Mỹ giận dữ ở Chennai - Ấn Độ. Ảnh: AP
Cảnh sát Sydney phải xịt hơi cay trấn áp đám đông. Ảnh: EPA
Trong diễn biến liên quan, cảnh sát Pháp bắt giữ khoảng 100 người tham gia biểu t́nh gần đại sứ quán Mỹ tại Paris ngày 15-9. Hai sĩ quan cảnh sát đă bị thương nhẹ trong vụ biểu t́nh này. Pháp là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất tại châu Âu.
Trong khi đó, cảnh sát Sydney (Úc) phải xịt hơi cay để kiềm chế những người biểu t́nh t́m cách xâm nhập lănh sự quán Mỹ tại thành phố này. Hàng trăm người cũng biểu t́nh ở Bỉ, Israel, Indonesia... phản đối bộ phim xúc phạm đạo Hồi.
Ông Nakoula Basseley Nakoula tự nguyện hợp tác với cảnh sát điều tra. Ảnh: AP
Trong một động thái liên quan, tập đoàn Google đă từ chối yêu cầu của Nhà Trắng gỡ bỏ đoạn phim báng bổ đạo Hồi khỏi YouTube mà Google sở hữu. Tuy nhiên, Google cho biết sẽ hạn chế truy cập ở một số nước nhất định, gồm Libya, Ai Cập, Ấn Độ và Indonesia.
Cũng ngày 15-9, cảnh sát bang California đă thẩm vấn ông Nakoula Basseley Nakoula, người sản xuất chính bộ phim "Sự vô tội của người Hồi giáo", tại thành phố Cerritos gần nhà ông.
Bằng Vy (Theo AP, Reuters, ABC News)
Nguoilaodong