(Nguoiduatin.vn) - Mấy ngày qua, người dân trên cả nước "choáng" về thông tin Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) tiếp nhận cấp cứu gần 500 ca tai nạn. Trong bốn ngày, các bác sĩ bệnh viện "hụt hơi" v́ mổ cấp cứu nạn nhân.
Thậm chí, nhiều bệnh nhân khác cũng phải "xếp hàng" đợi các bác sĩ cấp cứu cho những người nguy kịch hơn. Điều đáng suy nghĩ là trong số các nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Việt - Đức cấp cứu, phần lớn là hậu quả của việc "kết bạn" với "ma men". Theo các chuyên gia y tế, việc chữa trị cho các nạn nhân sử dụng rượu, bia tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao.
![](http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/huebt/2012/thang9/tuan1/xh/nguoiduatin-tai-nan1.jpg)
Một vụ cấp cứu do tai nạn giao thông ở Bệnh viện Việt - Đức
Nghẽn từ pḥng mổ đến pḥng hồi sức
Theo thống kê mới nhất của Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (2/9) mới đây, bệnh viện này đă tiếp nhận gần 500 ca cấp cứu do tai nạn. Trong đó, số vụ tai nạn giao thông là gần 280 ca (chiếm gần 60%). Trao đổi với PV Người đưa tin, PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hùng, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Việt - Đức xác nhận, trong kỳ nghỉ lễ, b́nh quân mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận cấp cứu nặng khoảng 60-70 bệnh nhân tai nạn giao thông. Bệnh viện phải ưu tiên mổ cho bệnh nhân nguy kịch. Nhiều bệnh nhân khi xét nghiệm có nồng độ cồn trong máu.
Theo quan sát của chúng tôi, tại pḥng chờ cấp cứu, nhiều giường bệnh nhân phải nằm ghép hai người. Toàn bộ số cáng di chuyển bệnh (khoảng 50 chiếc) không c̣n dư một chiếc nào do liên tục phải chuyển người bệnh. Trong những ngày này, việc cứu chữa đều phải ưu tiên những ca nặng, nguy kịch tính mạng trước. Được biết, tối 2/9, một số bệnh nhân nhập viện v́ đau ruột thừa nhưng phải đến gần trưa 3/9 mới mổ được. V́ các bác sĩ phải căng sức lo cho những bệnh nhân bị thương nặng do tai nạn giao thông.
Nói chuyện với PV, PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hùng cho biết, việc tăng số vụ tai nạn giao thông vào những ngày lễ, tết cũng đă xảy ra trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, năm nay là cao hơn cả. Đột biến trong 31/8, có 192 ca cấp cứu với 82 bệnh nhân tai nạn giao thông, trong đó 28 trường hợp rất nặng. Ngày 1/9 có 71 trong số 142 trường hợp khám là do tai nạn giao thông, trong đó hơn 40 ca bị chấn thương sọ năo. Đến cuối ngày 3/9, số người cấp cứu do tai nạn giao thông vẫn tiếp tục nhiều với 60 trường hợp trong tổng số 80 ca cấp cứu. Lư do là chiều muộn và tối, nhiều người bắt đầu di chuyển nhiều từ các địa phương ra Hà Nội gặp tai nạn...
Tiếp xúc với chúng tôi là người nhà bệnh nhân Đ.N.T (25 tuổi ở Xuân Trường, Nam Định). Anh T. được đưa đến Bệnh viện Việt - Đức cấp cứu lúc 11h ngày 2/9. Các bác sĩ bệnh viện này cho biết, đây là một trong những ca mà bệnh nhân đang rơi vào t́nh trạng rất nguy kịch. Nói chuyện với chúng tôi, chị M. vợ bệnh nhân kể lại: Nhân ngày lễ được nghỉ làm, anh T. rong ruổi xe máy đi nhậu cùng cánh đồng ngũ. Do không làm chủ được tay lái lại có "ma men" dẫn đường nên anh đă lao vào một xe máy khác.
Vụ va chạm mạnh đến nỗi, anh T bị găy đùi, găy xương bánh chè, găy cánh tay. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân này c̣n bị găy cổ, liệt tứ chi. Hơn năm tiếng cấp cứu, các bác sĩ vẫn chưa thể đưa ra tiên lượng tốt cho trường hợp này. Ngồi ngoài hành lang, chị M., vợ bệnh nhân khóc lóc: "Cả năm làm công nhân ở Hà Nội th́ chẳng xảy ra việc ǵ thế mà về quê được hai ngày đă ra nông nỗi này. Trước khi đi tôi bảo chồng uống rượu cầm chừng nhưng bị bạn bè chúc tụng. Khi nghe tin anh T. tai nạn, mẹ chồng tôi đă ngất ngay tại nhà. Chồng tôi được đưa ngay đến bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng họ không dám giữ lại mà chuyển lên đây luôn. Giờ thực sự không biết tính mạng anh ấy như thế nào?".
Một trường hợp nguy kịch do ma men nữa là anh N.Q.T (Hà Nội). Bệnh nhân này được đưa đến Bệnh viện Việt - Đức tối ngày 2/9. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đă xác định T. bị đa chấn thương do tai nạn xe máy. Không may mắn khi bệnh nhân này bị chấn thương sọ năo, găy cánh tay phải. Khi cấp cứu, người ta đă thấy trong hơi thở của anh T. có men rượu. Được biết, anh N.Q.T là một trong bảy nạn nhân không thể cứu chữa được nên bệnh viện đă đồng ư cho chuyển về nhà.
Đầu trần "giỡn mặt tử thần"
Theo thống kê của Bệnh viện Việt - Đức, riêng ngày 1/9, trong tổng số 71 trường hợp có đến 26 ca bị chấn thương sọ năo. Được biết, trong bốn ngày từ 31/8 - 3/9, có tám bệnh nhân bị chấn thương sọ năo, đa chấn thương nặng, một tử vong và bảy người xin về. Điều đau ḷng và đáng suy nghĩ nhất là trong số những nạn nhân có nhiều người rất trẻ. Năm nay họ chỉ 19, 20 tuổi. Với những chấn thương nặng như vậy, không biết sau này có thể hồi phục hoàn toàn được. Một vấn đề đáng lưu ư nữa là hầu hết các vụ tai nạn nặng đều chuyển về từ các tỉnh.
Nói về t́nh trạng này, một bác sĩ khoa Hồi sức (Bệnh viện Việt - Đức) cho biết, các ca tai nạn giao thông trong nội thành thường chỉ bị chấn thương nhẹ do tốc độ di chuyển của họ không cao. C̣n những nạn nhân tai nạn ở đường cao tốc, các tỉnh th́ hầu hết là do phóng nhanh, vượt ẩu, không làm chủ được tốc độ. Một số trường hợp do uống rượu bia nên lao vào ô tô gây chấn thương nặng, thậm chí là tử vong ngay tại chỗ. "Đây chỉ là những vụ mà nạn nhân c̣n sống được đưa đến bệnh viện cấp cứu, c̣n những nạn nhân tử vong ngay tại chỗ th́ đến bây giờ chưa cơ quan nào có con số thống kê chính thức", vị bác sĩ này chia sẻ.
Trăm ngh́n tác hại từ rượu bia
PGS.TS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Hùng, trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức cũng cho biết: Khi người dân uống rượu mà bị tai nạn giao thông th́ có một đặc biệt nguy hiểm hay gặp nhất là chấn thương sọ năo. Lúc ấy, các nạn nhân có chất men trong người dẫn đến hôn mê sâu. Trong y học, việc cứu chữa cho những bệnh nhân uống rượu gặp tai nạn là rất khó, bởi họ không thể kiểm soát được thở. Khi đó, các bệnh nhân thường nôn dẫn đến thức ăn tràn vào đường thở gây nên sặc, chết người. Rượu bia làm tăng độ mê sâu hơn do đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Theo vị trưởng khoa Khám bệnh th́ trong những ngày lễ tết, Bệnh viện Việt Đức đă có những phương án dự pḥng trực 24/24h. Trước ngày lễ hai tuần, bệnh viện có một thông báo cho tất cả cho các bộ phận, kể cả lănh đạo để trực. Con số dự pḥng gồm nhân lực, thiết bị, xe cộ đều tăng gấp đôi ngày b́nh thường. Bệnh viện sẵn sàng cho cấp cứu nội viện, cấp cứu ngoại viện. "Chúng tôi đă tính đến những t́nh huống tai nạn hàng loạt, t́nh huống xấu nhất. Kể cả sân băi trong bệnh viện cũng dành không gian cho t́nh huống cấp cứu hàng loạt. Cứ đến ngày lễ, tết hoặc các sự kiện lớn của Thủ đô, chúng tôi đều có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Mà chuẩn bị về y tế là chuẩn bị thật, trực chiến thật", bác sĩ Hùng khẳng định.
Trả lời về tác hại của rượu bia đối với những người điều khiển các phương tiện giao thông, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh, gặp phải TNGT đă là một điều rất đáng tiếc. Những nạn nhân sử dụng rượu bia càng thiệt tḥi hơn khi không được BHYT thanh toán. Chi phí điều trị những chấn thương nặng đó rất tốn kém do phải điều trị dài ngày. "Trong quá tŕnh công tác tại bệnh viện, tôi đă chứng kiến rất nhiều trường hợp các gia đ́nh quá khó khăn về kinh tế nên đành xin con về chết dù có cơ hội chữa khỏi. V́ thế, người dân phải hiểu được rằng, tuyệt đối không uống rượu bia khi tham gia giao thông", bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Tai nạn giao thông tăng 30% trong dịp lễ
Theo bác sĩ Hùng, so với thời gian trước đó, số vụ tai nạn giao thông trong dịp lễ 2/9 tăng 30%. Nhưng may mắn rằng con số tử vong không tăng so với những năm trước. Theo thống kê của chúng tôi, những vụ tai nạn giao thông do rượu bia chiếm khoảng 25% so tổng số vụ. Khi uống rượu bia, sử dụng những đồ uống có cồn, con người bị kích thích khiến không làm chủ được tốc độ. Trường hợp thứ hai là họ người điều khiển xe máy rơi vào trạng thái buồn ngủ, ngủ mê. Đây là việc rất nguy hiểm khi tham gia giao thông. Bởi v́ nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao.
Vương Chân - Hà Khê