Bút kư của Lê Phú Khải
BĐX: Nhà báo già Lê Phú Khải vừa đi thăm Singapre về liền ghi ngay những ǵ đă thấy, đă ngộ về đất nước này ở những nơi mà ông đă đến. Ở tuổi 70 mà sự quan sát, tốc kư của ông vẫn c̣n thể hiện một sung lực dồi dào. BĐX vội post lên mạng ngay những ḍng con nóng hổi này, mong bạn đọc cùng chia sẻ. BĐX
Ngày 19/8/2012 một con nai bị ô-tô kẹp chết trên đường, hôm sau các báo ở Singapore đều đăng trên trang nhất tin này.
Một người bản xứ nói với tôi, ở Singapore không có ǵ để báo chí nói cả, không có tham nhũng, đánh lộn trên đường phố, không có ai vứt rác ra đường, không có nạn kẹt xe…. nên cái tin con nai bị xe kẹp là dịp để báo chí thi nhau đăng tải, b́nh luận, phân tích vv…vv
Xin nhớ rằng, Singapore có một hệ thống giao thông công chính được thừa nhận là tốt nhất, hoàn hảo nhất thế giới. Các biển báo trên đường phố đều cho phép xe chạy đến 90km một giờ
Nếu có ai hỏi tôi, cái ǵ ở Singapore gây cho ông ấn tượng mạnh nhất? Xin thưa, không phải là những ngôi nhà cao tầng san sát, hệ thống giao thông hoàn hảo, mức thu nhập b́nh quân đầu người đứng thứ hai thế giới, t́m cả ngày không thấy một cọng rác trên đường phố vv…vv Mà đó là, những bầy chim sáo sà xuống mặt đường cao tốc, nhảy nhót trên những thảm cỏ xanh có ở bất cứ chổ nào có đất trống trên hè phố, là những chú chim sáo đậu trên thành ban- công những ngôi biệt thự nhỏ…giá tới 9-10 triệu đô-la…! Tôi đă chụp được tất cả các chú sáo sậu đó, đậu ở các vị trí kể trên, ở ban-công, ở băi cỏ, ở mặt đường cao tốc…bằng ống kính tê-lê của ḿnh. Đó là những tấm ảnh tôi thích nhất trong cuộc đời làm báo của ḿnh. Ngày nhỏ, tôi đă từng nuôi được một con sáo, nó có thể đậu trên vai tôi để đi chơi trên hè phố Hà Nội. Nhưng đó là con sáo phải mua ở chợ chim, phải nuôi nó công phu và hằng ngày phải đuổi bắt châu chấu đến xám mặt xám mày cho nó ăn! Trông thấy bầy sáo là tôi nhớ lại tuổi thơ tươi đẹp của ḿnh (Mà tuổi thơ của ai chẳng tươi đẹp!)
Nhưng gặp sáo liên tục ở giữa một quốc -gia-thành-phố là Singapore th́ thật là điều bất ngờ và thú vị đặc biệt. Vị giáo sư cùng đi với tôi cho tôi hay, có ba loài là quạ, cà-cuống và sáo rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu. Chim sáo và quạ có mặt ở đây chứng tỏ môi trường rất tốt. Tôi cứ tạm tin ông giáo sư thông minh và hay bắt bẻ người đối thoại với ḿnh về điều đó. Nhưng sáo, quạ, và cà cuống ở đâu ra mà có? Nó phải ở rừng chứ? Điều đáng khâm phục các nhà quy hoạch sở tại là ở chổ này; 697,25km2 của Singapore, nói rơ hơn là nước Singapore có diện tích 697,25 km2, tương đương với hơn 69.700 hecta, xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ của TP HCM nước ta. Từ năm 1960 nhiều đô thị mới được xây dựng ở vùng xa phía nam đă nối với phía bắc làm thành một quốc-gia-thành-phố Singapore. Nhưng các đô thị đó đều được xây dựng xen kẻ các khu rừng nguyên sinh được giữ lại, để bảo tồn thiên nhiên, giữ ǵn môi sinh cho con người. Những con nai bị kẹp xe, những đàn sáo mà tôi kể ở trên cư ngụ trong những khu rừng nguyên sinh đó. Con người không lấn hết môi sinh của chúng. Nếu khu rừng Boulogne kề bên Pari được giữ lại th́ là chuyện b́nh thường. Nhưng một nước chỉ có diện tích xấp xỉ huyện Cần Giờ mà nhà cao tầng, vila, biệt thự chung sống với rừng nguyên sinh là điều đáng khâm phục. Nghĩ đến TP Hồ Chí Minh nước ta mịt mù khói bụi mà cái công viên Gia Định đă bao lần bị người ta định làm thịt th́ buồn đến tê tái cả cơi ḷng!
Cái tên Singapore xuất phát từ tiếng Mă lai vốn có nguồn gốc chữ Phạn là Singa (con Sư tử). Pura có nghĩa là thành phố. Từ đó h́nh thành cái tên Singapore – Thành phố Sư tử. Theo truyền thuyết th́ một vị hoàng tử có tên là Sang Nila Vtama nh́n thấy con sư tử đầu tiên trên đảo và đặt tên cho nó là thành phố Sư tử. Theo sử sách th́ ḥn đảo này có tên trong sách vở của người Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3. Nó vốn là một làng cá của Mă lai khi bị thực dân Anh chiếm từ thế kỷ 19. Singapore trở thành một nhà nước tự chủ từ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước là ngài Yusof bin Ishak và Thủ tướng đầu tiên là ông Lư Quang Diệu. Sau đó, theo trưng cầu dân ư, Singapore sát nhập vào Malaixia năm 1962 và trở thành một bang của liên bang Malaixia. Sau những bất đồng chính trị của chính phủ Singapore với Hội đồng liên bang Kuala Lumpur, Singapore bị tách ra vào ngày 7/8/1965. Singapore tuyên bố độc lập ngày 9/8/1965 và ngày nay trở thành Quốc khánh của “Thành phố Sư tử” Singapore.
Bị tách ra khỏi liên bang, Singapore đứng trước những khó khăn khôn lường: Thất nghiệp, lạm phát, thiếu nhà ở, thiếu đất đai và tài nguyên… Ngay thời điểm mà tôi đang dạo gót ở Singapore lúc này th́, nước ngọt chỉ đủ 50% cho nhu cầu đất nước nhờ mưa trời được tích trong các hồ chứa, 50% phải “nhập” từ nước khác. Điện phải đi mua. Đến quân đội cũng phải thuê đất tận Úc, Mỹ, Pháp… để lập căn cứ quân sự. Khi hữu sự, máy bay sẽ bay về chiến đấu…
Nhờ hỗ trợ của Hoa kỳ và đồng minh, trong nhiệm kỳ của ḿnh (1959-1990) ông Lư Quang Diệu đă từng bước kiềm chế được thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống cho dân và thực hiện một chương tŕnh nhà ở rộng lớn. Xuất phát từ thực tế của đất nước, những người lănh đạo đă đề ra một chiến lược phát triển hợp lư, thông minh và sáng tạo. Kinh tế chủ yếu dựa vào buôn bán dịch vụ (40% thu nhập quốc dân). Đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Từ một nước đang phát triển đến cuối thế kỷ 20, Singapore đă trở thành một nước phát triển. Kinh tế Singapore hiện nay là kinh tế cảng biển, là công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu, lọc dầu, chế biến và lấp ráp máy móc tinh vi. Singapore hiện nay là nước đứng hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á (cung cấp dầu, lương thực, nước ngọt… cho tàu bè quốc tế). Tham vọng của Singapore là đến năm 2018, nước này là một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á. Một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm trong kinh doanh.
Chính phủ Singapore là một chính phủ rất biết lắng nghe dân qua hệ thống báo chí truyền thông. Một phụ nữ bản địa kể với tôi rằng, khi khu phố có nhiều phụ nữ hành nghề mại dâm “phát triển” sang các khu lân cận, báo chí lên tiếng…th́ chỉ sáng hôm sau đă được cảnh sát “đẩy lùi” về chổ cũ(!) Khi người dân có ư mong muốn được thấy tất cả các loài cây cối có trên thế giới th́ chính phủ đă chi ngân sách 1,5 tỷ đô-la để xây dựng công viên có tên là “công viên trên vịnh”. Chúng tôi có may mắn được đến thăm công viên này khi nó vừa khánh thành chưa lâu. Lần đầu tiên tôi được nh́n thấy cây bao-báp Châu Phi mà trước đó chỉ thấy trên sách, trong phim ảnh. Vị giáo sư đi cùng tôi đă nhận ra các cây cỏ ở nước ta trong công viên này. Vài năm chính phủ rà soát lại ngân sách, thấy c̣n thừa th́ chia đều cho toàn dân. Người dân Singapore rất tự hào về đất nước của ḿnh. Những người gốc Hoa, gốc Mă lai, gốc Ấn Độ, Pakistan, Sri-lanka… đều thích được gọi ḿnh là người “Sinh”. Tôi thấy nhiều nhà luôn treo quốc kỳ trước cửa để tỏ ḷng tự hào về đất nước ḿnh… Họ chấp hành luật pháp rất tự giác. Khi ngồi trên xe hơi, đến chổ đèn đỏ, người bạn trẻ đồng hương của tôi đă định cư ở Sinh chỉ tay về phía trước bảo : Thằng cha tài xế tắc-xi kia không cần tiền! Nói rồi anh bạn trẻ giải thích cho tôi rằng, tắc-xi ở Sinh được quy định chổ đỗ để lấy khách, anh chàng người Ấn kia thấy xe dừng, lao ra định lên xe…. nhưng bị từ chối! Suốt những ngày tôi ở Sinh, máy ảnh lăm lăm trong tay chỉ ŕnh chụp một vị cảnh sát trong sắc phục của họ, nhưng không gặp một cảnh sát nào cả. Anh bạn trẻ của tôi giải thích rằng, camera gắn khắp nơi, chỉ cần xe để bẩn thôi th́ đă bị ghi h́nh và phạt tiền trừ vào tài khoản. Hèn chi chạy được mấy ngày tôi đă thấy anh bạn trẻ của tôi đi rửa xe. Chiếc xe nào chạy trên đường cũng bóng lộn! Người dân định cư ở Sinh nếu được nhập quốc tịch Sinh th́ ngày quốc khánh đầu tiên anh ta được mời đi xem duyệt binh và nếu có nhu cầu mua nhà th́ được hổ trợ 30.000 đô-la Sinh, bằng một phần nhỏ giá 1 căn hộ (đô-la Sinh sấp xỉ đô-la Mỹ). Các nhà dân chủ vẫn xem Singapore là một nhà nước độc tài gia đ́nh trị. Nhưng có lẽ cha con ông Lư Quang Diệu là các “minh quân” khác với các “bạo chúa” ở các chế độ độc tài khác nên đất nước vẫn phát triển!
Đứng trên tầng 18 một căn hộ chung cư nh́n ra biển, tôi thấy tàu quốc tế đến quá cảnh đậu như lá tre trên vụng biển, xe chạy dưới đường mài bánh trên lộ cao tốc tạo nên tiếng động ầm ầm át cả tiếng sóng biển… tôi nhận ra sức sống mănh liệt của đất nước này. Và, nếu xét từ tầm cao trí tuệ của người lănh đạo đất nước, tầm nh́n thời đại về bảo vệ thiên nhiên, tŕnh độ dân trí của người bị lănh đạo, th́ theo tôi, Singapore là một nước lớn. Nói về chuyện lớn nhỏ, cao thấp, tôi xin phép kể câu chuyện sau đây. Ông De Gaulle của nước Pháp là người khi làm đến Tổng Thống rồi, vẫn thích người ta gọi ḿnh là Tướng quân. Một hôm người sĩ quan tùy tùng muốn đo ông để đi may quần áo cho Tổng Thống. De Gaulle bảo: Cứ đo như quần áo của anh! Người tùy tùng nói: Thưa Tướng quân, tôi cao hơn ông. De Gaulle nghiêm nghị trả lời: - Anh chỉ dài hơn tôi mà thôi!
Vậy cứ theo cái logic của De Gaulle th́ nước Tàu hiện nay chỉ rộng về diện tích, đông về dân số mà thôi. Nước Tàu không phải là một nước lớn. Càng không phải là một siêu cường như người ta ngộ nhận. Hiển nhiên là nước Singapore với diện tích bằng huyện Cần Giờ , dân có quốc tịch Singapore là 3,2 triệu, nhưng Singapore đâu có sợ ǵ Trung Quốc. V́, họ đă “hợp tác toàn diện” với hoa Kỳ rồi. Nước này c̣n bạt đồi, lấy đất từ dưới biển, mua đất của nước khác để lấn biển. Năm 1960 họ có 581,5km2 mà đến nay có 697,25 km2. Dự kiến đến năm 2030 tăng diện tích lên 100 km2 nữa, tức 10.000 hecta, bằng 1/9 diện tích đất canh tác của tỉnh Tiền Giang. Vậy không phải là chí lớn của nước lớn đó sao? Không như VN ta, c̣n bán bán bớt đất, bán bớt biển của ḿnh đi (!) Than ôi! Singapore c̣n là ân nhân của nhân dân VN v́ nước này là một trong những nước đă đón nhận thuyền nhân VN sau năm 1975.
Nếu có điều ǵ làm tôi phải suy nghĩ, băn khoăn th́ đó là vấn đề giáo dục của Singapore. Với tham vọng là thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu vài năm tới, nhà trường ở Singapore đang áp dụng một chương tŕnh học tập quá tải với trẻ em. Nhiều gia đ́nh phải cho con em đi học trường quốc tế để được vừa học vừa chơi theo phong cách Phương Tây. Đánh mất tuổi thơ, tuổi đẹp đẽ nhất trong một đời người, tuổi được tắm ḿnh trong thiên nhiên nghe chim hót gió reo để lớn lên đủ sức đối mặt với sự tàn nhẫn của cuộc mưu sinh cơm áo tẻ nhạt hằng ngày….trẻ em Singapore đang phải trả giá cho đất nước nghèo khó tài nguyên thiên nhiên, đất hẹp người đông của ḿnh. Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng câu chuyện đầy chất humour sau đây; Tôi có một người bạn vong niên, đẻ măi mới được một cậu con trai út nối dơi tông đường. Một hôm cậu đang măi mê chơi với chúng bạn trên hè phố. Chị cậu ta chạy lại lôi sồng sộc cậu về học bài. Tức giận quá cậu gào lên: Địt mẹ cái thằng nào nghĩ ra cái học để bố khổ thế này! Cứ thế cậu gào cái điệp khúc đó cho đến khi chị cậu lôi được cậu về nhà, ấn xuống cái ghế để ngồi học bài! Chửi “cái thằng nào nghĩ ra cái học” là cậu đă chửi tất cả những người lớn trên thế gian này rồi c̣n ǵ nữa! Chửi cả loài người tiến bộ rồi c̣n ǵ nữa! Thế mới biết trẻ con không được chơi nó giận dữ người lớn “khủng khiếp” đến dường nào! Tôi thương trẻ em Singapore quá! Người lớn có nên nghĩ lại về điều này không? Hỡi bạn đọc yêu mến của tôi./.
Lê Phú Khải
8/2012
badamxoe blog