Những năm 1960, Trung Quốc bắt đầu nhen nhóm tham vọng phát triển hệ thống pḥng thủ chống tên lửa của riêng ḿnh.
Ra đời từ mệnh lệnh
Tháng 12/1963, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông phát biểu trong một hội nghị. Theo đó, chiến lược quân sự của Trung Quốc mang tính chất pḥng thủ, v́ thế Trung Quốc cần phát triển vũ khí pḥng thủ (cấp chiến lược) để đối phó lại mối đe dọa hạt nhân.
Ngày 6/2/1964, trong cuộc gặp với ông Tiền Học Sâm (cha đẻ chương tŕnh tên lửa và vũ trụ Trung Quốc), Mao Trạch Đông một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng pḥng thủ tên lửa.
Theo ông này, khả năng pḥng thủ tên lửa không nên chỉ tồn tại trong hai quốc gia siêu cường Liên Xô – Mỹ, và Trung Quốc cần phải có vũ khí pḥng tên lửa của riêng ḿnh.
Ngày 23/3/1964, 30 nhà khoa học hàng đầu tới từ các ngành công nghiệp quốc pḥng Trung Quốc đă tới dự cuộc họp được tổ chức bởi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc pḥng quốc gia (COSTIND) tại Bắc Kinh để thảo luận về tính khả thi hệ thống pḥng thủ tên lửa theo yêu cầu từ lănh đạo chính phủ Trung Quốc.
Chương tŕnh hệ thống pḥng thủ tên lửa ra đời từ tham vọng của lănh đạo Trung Quốc. Họ không hề nghĩ tới nền khoa học của Trung Quốc không thể đáp ứng việc phát triển vũ khí cực kỳ phức tạp. Trong ảnh, tên lửa đánh chặn Phản kích 1.
Ngày 10/5/1965, một ủy ban trung ương của ĐCS Trung Quốc ra thông báo tới nhà máy 4/5/6/7 thuộc Bộ công nghiệp máy, Học viện Khoa học, Quân đoàn pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) để nghị những đơn vị này đưa hệ thống pḥng thủ tên lửa vào chương tŕnh thường niên và dài kỳ.
Tới tháng 8/1965, COSTIND đệ tŕnh phác thảo kế hoạch phát triển vũ khí pḥng thủ tên lửa lên ủy ban và đă được phê duyệt.
Ngày 23/2/1966, COSTIND tổ chức hội nghị mới để phác thảo một cách chi tiết kế hoạch phát triển chương pḥng thủ tên lửa, mang mật danh mới “Dự án 640”. Chương tŕnh chính thức triển khai đầy đủ giữa những năm 1960.
Vũ khí đánh chặn yểu mệnh
Một trong những thành phần quan trọng đối với hệ thống pḥng thủ tên lửa đó là vũ khí được dùng để đánh chặn tiêu diệt tên lửa đạn đạo.
Ngay từ giữa những năm 1960, các nhà khoa học Trung Quốc đă triển khai dự án phát triển "siêu pháo chống tên lửa" mang tên Tiên phong (Xiang Feng).
Viện 210 chịu trách nhiệm thực hiện dự án mang mật danh “Dự án 640-2”. Ban đầu, các nhà khoa học đề xuất thiết kế pháo ṇng trơn cỡ 140mm, bắn đạn nặng 18kg đi xa 74km.
Tuy nhiên, phương án cuối cùng được chấp thuận là chế tạo cỗ pháo khổng lồ có chiều dài 26m, nặng 155 tấn, cỡ ṇng pháo 420mm bắn đạn có động cơ rocket phụ trợ nặng 160kg đánh chặn đầu đạn hạt nhân.
Đầu những năm 1970, các cuộc thử siêu pháo cỡ ṇng 420mm bắt đầu, nhưng nó nhanh chóng được chứng minh là “không thực tế”.
Năm 1977, dự án bị tạm dừng.
Siêu pháo Tiên phong: Vũ khí thể hiện sự siêu tưởng các nhà khoa học Trung Quốc.
Ngoài siêu pháo Tiên phong, đầu những năm 1970, Trung Quốc tiếp tục triển khai chương tŕnh phát triển bộ ba tên lửa đánh chặn Phản kích 1/2/3.
Trong đó:
- Tên lửa đánh chặn Phản kích 1 thiết kế để phá hủy đầu đạn tên lửa đạn đạo ở độ cao tầm trung và tầm thấp.
Tên lửa có chiều dài 14m, thiết kế với hai tầng động cơ (tầng thứ nhất dùng động cơ nhiên liệu lỏng và tầng hai nhiên liệu rắn).
Tên lửa có tốc độ siêu thanh, lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Trong tháng 8-9/1979, Trung Quốc đă hai lần bắn thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn Phản kích 1. Tuy nhiên, không rơ v́ lư do ǵ, chương tŕnh Phản kích 1 bị hủy bỏ vào năm 1980.
- Tên lửa đánh chặn Phản kích 2 thiết kể phá hủy đầu đạn tên lửa tầm thấp.
Từ tháng 10/1971-4/1972, Trung Quốc đă bắn thử nghiệm 6 lần mẫu tên lửa tỷ lệ 1/5 so với bản thật, trong đó có 5 lần thành công. Giống với Phản kích 1, thiết kế Phản kích 2 hủy bỏ vào năm 1973.
- Tên lửa đánh chặn Phản kích 3 được dùng để tiêu diệt đầu đạn tên lửa ở tầm cao. Chương tŕnh phát triển bắt đầu từ năm 1974. Dự án hủy bỏ năm 1977.
"Mắt thần" hoạt động trái ngành nghề
Cùng với các chương tŕnh phát triển vũ khí đánh chặn, Trung Quốc cũng triển khai nghiên cứu xây dựng đài trạm radar cảnh báo sớm tầm xa.
Năm 1970, Viện nghiên cứu điện tử số 14 (Nam Kinh) thực hiện phát triển radar mạng pha cảnh giới tầm xa 7010.
Tới năm 1976, hai trạm radar được đưa vào hoạt động.
Radar 7010 được dùng để phát hiện, nhận diện và theo dơi đường đi tên lửa đạn đạo liên lục địa và các vật thể trên khoảng không vũ trụ.
Khung ăng ten radar có kích thước 40x20m đặt ở ngọn núi cao 1.600m so với mực nước biển thuộc tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 140km về phía Tây Bắc. Trạm 7010 thứ hai đặt ở tỉnh Hà Nam.
Khung trạm ăng ten đài radar cảnh báo 7010.
Sang năm 1977, Trung Quốc đưa vào hoạt động trạm radar theo dơi tên lửa đạn đạo 110 ở phía Nam tỉnh Vân Nam.
Trạm radar có trọng lượng 400 tấn, kích thước khung ăng ten cao 36,5m, đường kính 44m.
Dù được thiết kế dành cho hệ thống pḥng thủ chống tên lửa, nhưng các trạm radar cảnh giới chưa một lần thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của nó. Thay vào đó, nó lại được dùng để xác định thời gian tàu vũ trụ hoặc vệ tinh hạ cánh.
Tháng 7/1979, trạm 7010 đă cung cấp dữ liệu chính xác thời gian đổ bộ trạm vũ trụ Skylab (Mỹ).
Tháng 1/1983, 7010 cũng dự đoán được thời gian và vị trí vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân Cosmos 1402 của Liên Xô rơi xuống sau khi bị lỗi.
Không tự lượng sức
Khi thực hiện Dự án 640, Trung Quốc phải đối mặt với khó khăn rất lớn về kỹ thuật, tài chính ngay từ đầu.
Thời điểm bắt tay vào nghiên cứu phát triển, Trung Quốc đang trong cuộc “Cách mạng Văn hóa” với những khó khăn tài chính và tranh chấp trong nội bộ chính quyền làm nước này không tập trung hết lực vào chương tŕnh.Nhưng nguyên nhân lớn hơn cả, Trung Quốc không tự lượng sức ḿnh, nền khoa học kỹ thuật của nước này chưa đủ sức kham nổi chương tŕnh vũ khí cực kỳ phức tạp.
Đặc biệt, việc Mao Trạch Đông - “cha đẻ Dự án 640” qua đời năm vào năm 1976, gián tiếp làm chương tŕnh hủy bỏ.
Tháng 3/1980, nhà lănh đạo Đặng Tiểu B́nh ra quyết định hủy bỏ Dự án 640 để tập trung vào việc phát triển nền kinh tế.
Những thành phần c̣n lại (3 trạm radar) dùng để hỗ trợ chương tŕnh vũ trụ Trung Quốc, theo dơi các cuộc thử tên lửa đạn đạo.
Phượng Hồng (theo Sino Defence)