Việc Ecuador cấp qui chế tị nạn chính trị cho sáng lập viên Wikileaks Julian Assange và Anh quyết dẫn độ ông này sang Thụy Điển đang làm bùng lên một cuộc tranh căi ngoại giao.
Ngày 16/8, Ecuador tuyên bố chấp nhận đơn xin tị nạn chính trị của ông Assange v́ các quyền con người của ông có nguy cơ bị vi phạm, nếu bị dẫn độ từ Anh sang Thụy Điển.
Assange đã vào xin tị nạn tại Đại sứ quán Ecuador ở London từ tháng 6/2012.
Ảnh REUTERS
Ông Assange đã vào xin tị nạn tại Đại sứ quán Ecuador ở London từ tháng Sáu để tránh bị áp giải sang Thụy Điển, nơi ông phải đối mặt với cáo buộc xâm hại t́nh dục.
Julian Assange, 41 tuổi, quốc tịch Australia đă trốn vào Đại sứ quán Ecuador ở London từ ngày 19/6 và xin tị nạn chính trị để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển. Người sáng lập WikiLeaks này sợ rằng sau đó ông sẽ bị chuyển giao cho phía Mỹ để xét xử tội gián điệp, do trang web của ông đă tiết lộ 250.000 bức điện mật ngoại giao của Mỹ.
“Ecuador không phải là thuộc địa của Anh”
Trong một buổi họp báo tại Quito ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ecuador Eicardo Patino nói: “Ngày hôm nay (15/8), chúng tôi nhận được lời đe dọa bằng văn bản của Anh, nói rằng họ có thể sẽ xông vào đại sứ quán của chúng tôi nếu chúng tôi không chịu giao Julian Assange. Ecuador cực lực bác bỏ lời đe dọa trắng trợn từ phía Anh.”
Ông Patino nói rằng lời đe dọa này là “không thích hợp đối với một quốc gia dân chủ, văn minh và tuân thủ luật pháp". Ông nói thêm: “Nếu như văn bản công hàm của Anh được áp dụng, Ecuador sẽ coi đây là một hành động không thể chấp nhận, không thân thiện, thù địch và đe dọa chủ quyền của chúng tôi. Chúng tôi sẽ buộc phải đáp trả. Chúng tôi không phải là thuộc đia của Vương quốc Anh”.
Tổng thống Ecuador đă nhiều lần khẳng định “nếu mạng sống của ông Julian Assange bị đe dọa, th́ đó là một lư do để chứng minh việc cho ông tị nạn chính trị” và nhấn mạnh rằng “án tử h́nh cho các tội phạm chính trị vẫn đang được áp dụng tại Mỹ”.
Đại sứ Ecuador tại Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), María Isabel Salvador, ngày 16/8 đă đề nghị triệu tập một cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao của tổ chức này để đưa ra một lập trường chung liên quan tới sự đe dọa của London đối với Quito.
Chính phủ Peru, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur), ngày 16/8 cho biết Unasur đă chính thức triệu tập một cuộc họp bất thường cấp bộ trưởng ngoại giao vào ngày 19/8 tại thành phố Guayaquil (Ecuador) để xem xét những diễn biến t́nh h́nh sau khi Quito cho phép người sáng lập trang WikiLeaks, Julian Assange, tị nạn chính trị.
Trong một thông cáo báo chí, Bộ ngoại giao Peru cho biết cuộc họp được tổ chức theo đề nghị của Ecuador, sau khi chính phủ Anh ngày 15/6 đe dọa đột nhập Đại sứ quán Ecuador ở London để bắt giữ và dẫn độ ông Assange sang Thụy Điển, nơi ông bị cáo buộc xâm hại t́nh dục.
Trong khi đó, Liên minh Boliva cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) ngày 16/8 đă ra thông cáo phản đối mạnh mẽ sự đe dọa của chính phủ Anh chống lại sự toàn vẹn của đại sứ quán Ecuador ở London và vi phạm Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, trong đó quy định đầy đủ các quyền ưu đăi và miễn trừ ngoại giao. Trong thông cáo, Alba cảnh báo chính phủ Anh về những hậu quả nghiêm trọng của việc đột nhập đại sứ quán Ecuador ở London.
Anh không để cho Assange đi Ecuador
Theo BBC, Người trưởng William Hague nói Vương quốc Anh sẽ không để nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange tới Ecuador tị nạn.
Ông Hague nói: “Chúng tôi sẽ không để ông Assange ra khỏi nước Anh và không có cơ sở pháp lư nào để chúng tôi làm như vậy”. Ông cho rằng việc chính phủ Ecuador quyết định cho ông Assange tị nạn chính trị là "đáng tiếc" và cảnh báo rằng điều này cũng "không thay đổi bản chất" vụ việc. Ông cũng nói vụ này sẽ kéo dài "khá" lâu, nhưng không có "sự đe dọa" đột nhập Đại sứ quán Ecuador.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Anh đă cảnh báo Ecuador rằng họ có thể gỡ bỏ quy chế ngoại giao của đại sứ quán nước này ở London để hoàn thành "nghĩa vụ pháp lư" về việc dẫn độ ông Assange theo “Luật trụ sở lănh sự và đại sứ quán” ban hành năm 1987.
Luật này cho phép Anh gỡ bỏ quy chế ngoại giao của đại sứ quán trên lănh thổ Anh và theo đó cảnh sát có thể vào bắt ông Assange v́ vi phạm quy định tại ngoại vốn không cho phép ông rời khỏi nhà vào ban đêm.
Những người ủng hộ Assange tụ tập trước Đại sứ quán Ecuador, Ảnh REUTERS
Ecuador cho Assange tị nạn v́ nước này không muốn bị cho là đầu hàng trước áp lực. Tuy nhiên, Assange vẫn có thể bị bắt khi ông ta rời khỏi đại sứ quán Ecuador. Một số cảnh sát Anh hiện đang có mặt trước đại sứ quán Ecuador tại Knightsbridge, nơi một số người ủng hộ ông Assange cũng có mặt.
Phía Australia đă ngầm “bỏ rơi” ông Julian Assange, khi Bộ trưởng Tư pháp Nicola Roxon tuyên bố “rốt cuộc đây là chuyện giữa ông Assange và Ecuador” và “ngày càng cho thấy đây là chuyện giữa Ecuador và Anh”.
Minh Bích (tổng hợp)