Tại sao người ta lại có thể đem tiền trong tủ nhà ḿnh, đem tài sản thế chấp để vay tiền ngân hàng lấy tiền, huy động bà con họ hàng... để đem “nộp” tất cho một ai đó?
Tại sao người ta lại dễ dàng bỏ tiền thật để mua một gian hàng ảo trên internet? Chỉ khi các vụ vỡ nợ tín dụng xảy ra, khi hành vi sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản được cơ quan Công an vạch trần th́ câu trả lời mới rơ – Đó là v́ hám lợi.
Đại tá Trần Văn Hanh, Chánh Văn pḥng cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội cho biết, “cơn băo” vỡ tín dụng xảy ra năm 2011 ở Hà Nội gây rúng động. Nếu không v́ ḷng tham, sẽ không có việc người ta tự nguyện đem tiền đến cho các con nợ vay...
Khi vụ vỡ nợ của Nguyễn Thị Cúc, ở Phú Xuyên xảy ra, người ta ngạc nhiên v́ số tiền 300 tỷ đồng mà người này được thiên hạ cho vay. Trong bối cảnh lăi suất tăng, ngân hàng siết chặt các khoản cho vay tín dụng mà chỉ bằng danh nghĩa cá nhân, Nguyễn Thị Cúc huy động được số tiền này khiến người ta choáng là đúng. Cách hút tiền thiên hạ của Cúc “xưa như Diễm”, nghĩa là vẫn dùng chiêu lăi suất cao.
Cái khác “bậc tiền bối” là chị này c̣n thẳng tay trả lăi cao ngay khi chủ nợ đem tiền đến cho vay. Tiền gốc vẫn c̣n nguyên vẹn, lại vừa trao tay đă nhận tiền lăi, nhiều người mờ mắt. Chẳng tốn một giọt mồ hôi, chẳng mất nhiều công sức mà đồng tiền vẫn sinh lời.
Thế là, nhiều người bị ḷng tham làm cho quên hết những rủi ro. Người ta không chỉ đem tiền nhà mà c̣n đứng ra làm đầu mối thu gom rồi chuyển tiền cho con nợ. Ở vai tṛ trung gian này, người ta được ăn chênh lệch lăi suất. Chỉ đến khi đứng trước nguy cơ vỡ nợ người ta mới hốt hoảng t́m cách thu hồi. Thế nhưng kể cả khi cơ quan điều tra đă làm rơ hành vi phạm pháp của con nợ th́ khả năng thu hồi nợ cũng rất mong manh.
Trong vụ MB24, hơn 600 tỷ đồng là số tiền thật mà những người điều hành trang điện tử MB24 thu được sau khi bán 12.000 gian hàng ảo. Để sở hữu một gian hàng ảo, người ta phải bỏ tiền thật để mua. Tiền thật chuyển vào tài khoản của người điều hành trang điện tử này. Sau khi nhận tiền, chủ tài khoản rút ra để... chia nhau. Ấy thế mà nhiều người ở nhiều tỉnh, thành khác nhau lại vẫn tin rằng, đồng tiền ḿnh đầu tư đúng chỗ và đang sinh lời.
Cũng với cách làm như kinh doanh đa cấp, những kẻ sáng lập và điều hành MB24 đă vẽ ra cách kinh doanh mang tính chất mà lợi nhuận của người này phụ thuộc rất nhiều vào việc kêu gọi thêm người khác tham gia. Thế nên, người nọ dắt dây người kia và đều có quan hệ thân hữu.
Không những vậy, khi một số người “tỉnh ngộ” muốn lấy lại tiền thật th́ những Tổng giám đốc, Giám đốc các chi nhánh MB 24... đă chỉ cho họ cách thu lại tiền bằng cách bán gian hàng ảo này cho người khác. Thế là vô h́nh chung lại đẩy người ta vào việc đi lừa dối người khác.
Hơn 600 tỷ đồng thu được từ hàng ngh́n thành viên nhưng trong tài khoản không có một đồng nào. Điều này cho thấy, “tài” sử dụng tiền thật của ban điều hành MB 24. Và cũng thể hiện rơ khả năng lấy lại tiền của những người đă trót đem “gửi cho ác” của các thành viên tham gia MB 24.
Nếu không tham, th́ chắc chắn không sập bẫy tín dụng đen và những người chưa từng biết đến máy tính, đến mạng internet sẽ không sập bẫy MB 24.
Theo C. Hồng
CAND