Ngoại trưởng Dương Khiết Tŕ đến Indonesia, Brunei và Malaysia
HÀ NỘI (NV) - Rất có thể phiên họp của ASEAN về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông dự trù vào tháng 9, 2012 tới đây sẽ không diễn ra v́ những đ̣i hỏi của Bắc Kinh.
![](http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/153235-VN_BieuTinhChongTQ_LuoiBo_AFP_070812.400.jpg)
Một phụ nữ biểu t́nh chống Trung Quốc bá quyền ngày Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012 tại Hà Nội với tờ áp phích vẽ “Lưỡi Ḅ” bị cắt. (H́nh: Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages)
Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Tŕ, công du từ ngày 9 đến 13 tháng 8, 2012 đến Indonesia, Brunei và Malaysia mà tin tức thời sự nói lư do chính liên quan đến vận động tranh chấp Biển Đông.
Việt Nam và Philippines là hai nước tranh chấp chính yếu với Trung Quốc về Biển Đông lại không nằm trong chuyến thăm viếng.
Một số tiết lộ trong giới ngoại giao ASEAN, theo tờ South China Morning Post ở Hongkong, báo động gần đây rằng qua những lời tuyên bố từ các viên chức Bắc Kinh, đó là những dấu hiệu báo động các cuộc họp về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (gọi tắt là COC) để tránh xung đột vơ trang, dự trù tháng tới nhiều phần sẽ không có.
Sau khi cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN ở thủ đô Cam Bốt không ra nổi bản tuyên bố chung v́ vấn đề Biển Đông, ngoại trưởng Indonesia vội vă đi du thuyết một số nước, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, cố sản xuất ra được một bản tuyên bố trễ tràng.
Nhưng Bắc Kinh, qua các lời tuyên bố của nhiều viên chức ngoại giao từ bộ trưởng, thứ trưởng đến phát ngôn viên, đều lập đi lập lại điều kiện chỉ thương thuyết tay đôi với từng nước tuyên bố chủ quyền và chỉ có một bộ COC “khi điều kiện chín mùi” theo ư của Bắc Kinh áp đặt.
Bắc Kinh đổ tội cho “một số nước tuyên bố chủ quyền” ám chỉ Việt Nam và Philippines “khiêu khích” và “muốn áp đặt lập trường riêng lên cả tổ chức” ASEAN.
Tuy chưa bao giờ các chức sắc Bắc Kinh nói thẳng ra nhưng Dương Bảo Vân (Yang Baoyun), giáo sư Đại Học Bắc Kinh nói trong một cuộc phỏng vấn rằng điểm chính yếu để đạt được sự đồng thuận cho một bộ COC là “đừng thách đố chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc.”
Những năm gần đây và đặc biệt những tháng gần đây, căng thẳng Biển Đông diễn ra ngày càng căng hơn giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.
Việt Nam ra Luật Biển hồi tháng 6 xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Lập tức Bắc Kinh cho thành lập thành phố cấp huyện “Tam Sa” bao gồm cả hai quần đảo đó và khu vực băi đá ngầm Philippines tuyên bố chủ quyền, bầu cử “Hội Đồng Nhân Dân” và cử tư lệnh quân đội. Hàng chục ngàn tàu đánh cá được lùa xuống Biển Đông vơ vét thủy sản.
Cùng với những hành động vừa kể, Bắc Kinh cho gọi thầu 9 lô ḍ t́m dầu khí ngay thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có lô chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa tới 40 hải lư. Đây là hành động thách đố rất nghiêm trọng đến chủ quyền Việt Nam mà một số nhà b́nh luận quốc tế nói họ không tin có công ty dầu khí lớn tầm vóc quốc tế nào lại muốn chen vào chỗ tranh chấp nguy hiểm để kiếm ăn.
Bắc Kinh coi hơn 80% khu vực Biển Đông (họ gọi là Nam Hải) là ao nhà của họ bất chấp bản Công Ước Quốc Tế Luật Biển (UNCLOS) mà họ cũng là thành viên kư cam kết tôn trọng. Chiếm của người rồi đ̣i hỏi người phải thương thuyết với ḿnh để ban phát ân huệ.
Báo chí Bắc Kinh liên tiếp có những bản tin, bài viết đả kích và đe dọa cả Việt Nam và Philippines trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo. Trong khi đó, vẫn hô hào tăng cường hợp tác với các nước ASEAN về kinh tế theo kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng.”
Bà Phó Oánh, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc gần đây tuyên bố “không muốn thấy ASEAN chia rẽ.”
Trước thái độ ngày càng lộ rơ chủ trương bá quyền nước lớn của Trung Quốc, cả Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ đều lên tiếng đả kích Bắc Kinh. Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của Bắc Kinh liền lên tiếng đ̣i Mỹ “ngậm miệng.”
Chuyến đi của Ngoại Trưởng Dương Khiết Tŕ đang diễn ra có thể đưa ra các mồi mới cho Malaysia, Indonesia và Brunei để ASEAN chia rẽ nặng hơn mà thủ lợi. Bản COC kiểu này càng thấy xa vời hơn và báo dầu hỏa
www.OilPrice.com ngày 9 tháng 8, 2012 đặt dấu hỏi rằng, “Tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông có dẫn tới chiến tranh không?”
Một số chuyên gia thời sự quốc tế không tin chiến tranh xảy ra nhưng tất cả vẫn chỉ là giả thuyết và b́nh luận.
Trong khi đó, nhiều người biểu t́nh chống Trung Quốc ở Hà Nội mang theo tấm h́nh cái “Lưỡi Ḅ” bị kéo cắt. Một số người th́ mặc áo thun với cái “Lưỡi Ḅ” bị gạch chéo.
(TN)