Trong một bài viết trên Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc pḥng (IDSA), cựu đại sứ Ấn Độ tại Iraq, K S Kalha, cho rằng chính sách lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc là “lợi bất cập hại”.
Tàu chiến Trung Quốc khuấy động Biển Đông. Ảnh Xinhua
Ngày 29/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đă quyết định điều khoảng 1.200 binh sĩ trấn thủ cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Điều ǵ đă thúc đẩy Trung Quốc đưa ra một quyết định gây tranh căi như vậy?
Theo cựu đại sứ R S Kalha, có thể do bị sa vào một cuộc tranh chấp nội bộ sau vụ cách chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh của Bạc Hy Lai, ban lănh đạo Trung Quốc hiện thời không muốn bị cho là “nhu nhược”.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng muốn gửi một thông điệp tới tất cả các nước khác tranh chấp Biển Đông rằng trong khi muốn có một giải pháp ngoại giao, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để bảo vệ vị thế của ḿnh ở vùng biển này.
Biển Đông là một khu vực rộng lớn, có diện tích gần 3,5 triệu km vuông. Vùng biển này ước tính có khoảng 28 tỷ thùng dầu và trữ lượng khí đốt tự nhiên tương đương với Qatar. Ngoài ra, Biển Đông c̣n là tuyến hàng hải quan trọng. Các cường quốc kinh tế Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào sự an toàn và an ninh hàng hải ở Biển Đông. Bằng cách thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực trên các ḥn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc muốn củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và gạt các cường quốc khác khỏi vùng biển vô cùng quan trọng này.
Tuy nhiên, chính sách lấn át này cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho Trung Quốc.
Thứ nhất, Trung Quốc sẽ vô cùng khó khăn để duy tŕ an ninh cho đơn vị đồn trú. Nước này sẽ phải triển khai đáng kể lực lượng hải quân và không quân để đảm bảo an ninh. Đó là chưa kể cơn ác mộng hậu cần.
Thứ hai, hành động lấn át của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ khiến cho các nước ven biển xích lại gần nhau hơn và đoàn kết để chống lại những đ̣i hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong khu vực. Đến mức độ đó, các nước này có thể sẽ chào đón sự hiện diện và giúp đỡ quân sự của các cường quốc ngoài khu vực.
Thứ ba, các đơn vị đồn trú ở Biển Đông bộc lộ rất nhiều nhược điểm, không có nhiều giá trị về mặt quân sự và dễ dàng bị tiêu diệt bằng một đ̣n đánh. Một quả tên lửa phóng từ tàu ngầm cũng có thể biến doanh trại quân đội của Trung Quốc ở Biển Đông thành một đống đổ nát.
Theo cựu đại sứ R S Kalha, hiện vẫn c̣n chưa quá muộn để người Trung Quốc nhận ra sự điên rồ của họ và rút khỏi các đảo không có người ở và t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Minh Bích (theo IDSA)