(ĐVO) Mặc dù hơn 50 người con của bà Hoa kém may mắn, mang trong ḿnh nỗi đau cả về thể xác lần tinh thần. Nhưng bằng nghị lực, họ đă làm nên rất nhiều sản phẩm độc đáo có giá trị, góp phần tự cải thiện chất lượng cuộc sống của chính ḿnh.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa (thôn Thanh Oai, xă Hữu Ḥa, huyện Thanh Tŕ, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2007. Hiện, Trung tâm có 55 học viên khuyết tật đến từ khắp các vùng miền. Đến với Trung tâm, các em được học các nghề: may, thêu, thủ công mỹ nghệ, mộc, hoa lụa, văn hóa.
Theo bà Hoa, Trung tâm mở ra nhiều ngành nghề cho người khuyết tật học là để góp phần mang lại hạnh phúc nhỏ nhoi cho những người bị thiệt tḥi do: nhiễm chất độc da cam, di chứng chiến tranh, khuyết tật vận động, trẻ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… "Quan trọng hơn cả là giúp họ vượt qua được mặc cảm của bản thân, sống ḥa nhập với cộng đồng", bà Hoa nhấn mạnh.
Bà Hoa cũng chia sẻ, hiện Trung tâm gặt rất nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm c̣n hạn chế.
"Mỗi khi học viên đến đông tôi không biết phải xoay sở, chạy vạy lấy đâu ra tài chính. Hôm th́ vay chị, vay em trong gia đ́nh, có lúc tự tôi mang hàng đi bán ở chợ. Cứ nghe tin ở đâu đặt hàng, hoặc có hội chợ th́ tôi với hai em học sinh tự vận chuyển đi bán để lấy đồng tiền nuôi nhau”, bà Hoa bộc bạch.
Những sản phẩm mỹ nghệ được làm rất công phu và tỉ mỉ dưới đôi tay khéo léo của người khuyết tật.
Nhân viên của trung tâm chủ yếu là người khuyết tật nên việc tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ rất khó khăn và tốn nhiều công sức.
Một góc làm việc của những người khuyết tật tại xưởng dạy nghề thủ công mỹ nghệ.
Bức tranh phong cảnh được làm bằng giấy màu cuộn tṛn.
Sản phẩm thủ công vừa đẹp vừa đa dạng về mẫu mă.
Chị Nguyễn Thị Kiều (26 tuổi, Yên Bái) đang hoàn thiện những tác phẩm tranh làm bằng giấy.
Con giống có h́nh thù nghộ nghĩnh được dùng để trang trí hoặc làm móc treo ch́a khóa.
Những lọ hoa (chậu hoa) được uốn khá bắt mắt.
Đinh Phượng