Nợ lương người lao động, không nộp bảo hiểm xă hội, S-Fone bị kiện ra ṭa và cưỡng chế tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc “siết nợ” bất thành v́ tiền trong tài khoản là con số 0 to tướng.
Trong thư kiến nghị gửi Báo SGGP, anh Phạm Thanh Tú cho biết: “Tôi làm việc cho Trung tâm điện thoại di động CDMA - (S-Fone) đă 7 năm. Sau khi S-Fone được phép chuyển đổi thành Công ty Thông tin và di động (S-Telecom), tôi bị cho nghỉ việc kể từ ngày 11/6/2012. Thế nhưng, kể từ ngày ra quyết định thôi việc, S-Telecom không thực hiện thanh toán tiền nợ lương (gần 2 tháng lương), trợ cấp mất việc làm, không chốt sổ bảo hiểm xă hội (BHXH) nên không thể hưởng trợ cấp thất nghiệp…”.
Không chỉ có anh Tú lâm vào hoàn cảnh khó khăn v́ mất việc, bị nợ lương và không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Tính đến thời điểm này, S-Fone và S-Telecom thuộc SPT đă cho khoảng 500 lao động ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… nghỉ việc (không kể một số tự xin nghỉ).
S-Fone bị tố nợ lương người lao động, nợ BHXH. Ảnh: Dân trí
Tất cả số lao động bị thôi việc, mất việc làm này đều rơi vào t́nh cảnh bị nợ lương, nợ tiền trợ cấp thôi việc, không được thanh toán BHYT, trợ cấp thất nghiệp, trong đó không ít người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, điêu đứng. Do S-Fone và S-Telecom nợ bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH kéo dài nên nhiều người lao động đă nghỉ việc từ nhiều năm và mới bị cho nghỉ việc đều bị “treo” quyền lợi như không nhận được tiền trợ cấp ốm đau, thai sản, không có thẻ BHYT, không được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp…
Mới đây nhất, ngày 11/6, S-Telecom và Công ty SPT hứa sẽ giải quyết các chế độ cho người lao động nghỉ việc nhưng lại tiếp tục thất hứa. Thậm chí, một số lao động bức xúc v́ SPT không có động thái nào liên lạc với họ. V́ thế, số nhân viên ở Đà Nẵng đă thống nhất khiếu nại tập thể, yêu cầu S-Fone hoặc SPT phải giải quyết dứt điểm các chế độ cho họ theo luật định.
Do bị thất hứa nhiều lần nên một số lao động đă khởi kiện Công ty SPT ra ṭa. Các nhân viên có chung tâm sự: “Không thể tính toán được tốn kém về thời gian, công sức của chúng tôi khi đeo đuổi vụ kiện SPT để đ̣i quyền lợi chính đáng của ḿnh. Nhưng chúng tôi không thể không làm…”.
Do chây lỳ khoản nợ BHXH TP.HCM với số tiền lớn, tháng 3/2011, BHXH TPHCM đă chính thức khởi kiện Trung tâm điện thoại CDMA thuộc SPT tại Ṭa án nhân dân quận 1 TPHCM. Tính đến hết tháng 3/2012, S-Telecom nợ BHXH TP.HCM lên đến 10 tỷ đồng. Nếu gộp chung khoản nợ BHXH của SPT ở 4 địa bàn TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, miền Trung th́ tổng số nợ BHXH và các khoản nợ khác rất lớn. Do thu hẹp thị trường, hoạt động kinh doanh, không có doanh thu nên Công ty SPT cũng đang nợ lương những người c̣n ở lại làm việc từ tháng 4/2012.
Ông Đỗ Quang Khánh, Phó Giám đốc BHXH TP.CM cho biết: “Là người đại diện cho Quỹ BHXH, chúng tôi đă làm hết trách nhiệm và sẽ theo đuổi vụ kiện này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động”. Được biết sau nhiều lần bị thanh tra lao động kiểm tra và xử phạt, SPT vẫn chây lỳ không chịu nộp BHXH. Khi thanh tra tiến hành kê biên tài khoản để cưỡng chế th́… tài khoản này chỉ là con số không to tướng! Với t́nh thế “sống dở chết dở” như hiện nay và đang thoi thóp chờ “thay máu”- t́m nhà đầu tư nước ngoài, liệu SPT có thể giữ được lời hứa t́m nguồn tài chính để thanh toán các khoản nợ cho người lao động và BHXH?
Đây là câu hỏi chưa có lời giải và người lao động đang chờ các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để có hướng giải quyết dứt điểm, thỏa đáng quyền lợi cho họ.
Theo Sài G̣n Giải Phóng