Những người trẻ tuổi, có học vấn, thuộc tầng lớp trung lưu nhưng có tham vọng vươn lên mạnh mẽ đă và đang là một trong những thành phần cốt yếu cho phát triển kinh tế Trung Quốc.
Nhờ những chính sách cải tổ phù hợp từ những năm 80 của thế kỷ trước, kinh tế Trung Quốc đă có cơ hội đổi mới và vươn lên mạnh mẽ. Hơn 20 năm qua, đặc biệt là từ năm 2000, được xem là một kỷ nguyên rực rỡ cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Đối với những người dân thuộc thế hệ từ U40 trở xuống, họ cảm thấy may mắn bởi thời kỳ phát triển nở rộ đó rơi vào giai đoạn thăng hoa nhất của sự nghiệp.
Với nền kinh tế phát triển, những người trung niên được hưởng một nền giáo dục bài bản hơn, hiện đại hơn, chất lượng hơn thế hệ đi trước. Hoặc xa hơn nữa, cơ hội du học tại những nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Bắc Âu cũng đến một cách dễ dàng hơn, khi mà xuất khẩu giáo dục đang được nhiều nước định hướng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hoàn thành những khóa học MBA và sau đó mở ra nhiều ngă rẽ cho phát triển sự nghiệp trở thành lối đi của cả một bộ phận lớn giới trẻ nước này.
Cũng nhờ kinh tế phát triển, tham gia vào thị trường cổ phiếu và các quỹ đầu tư, đầu tư bất động sản đem lại cho giới trẻ mức thu nhập được cải thiện đáng kể, khoảng từ 20.000 - 30.000 USD/năm, đồng thời hiện thực hóa khả năng sắm nhà, tậu xe – một việc tưởng chừng như bất khả thi đối với những người tầm tuổi đó thế hệ trước.
Shen Ming – một chủ doanh nghiệp 41 tuổi tại Hợp Ph́, An Huy chia sẻ, anh bắt đầu sự nghiệp kinh doanh dược phẩm từ năm 2004 và nhanh chóng đạt được thành công. Chỉ 1 năm sau, cùng chung sự hưng thịnh của đất nước, anh tăng gấp đôi thu nhập và mua một chiếc Toyota Fido riêng.
Mức sống tăng cũng đă thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Yang Guo-Ling, một nữ công chức tại Thâm Quyến kể, trước kia, khi mua thực phẩm cô thường nh́n vào giá niêm yết của chúng và lựa chọn những loại có giá thấp nhất. Tuy nhiên, thu nhập tăng lên trong những năm gần đây khiến cô thay đổi thói quen lựa chọn thực phẩm. Giờ đây, chất lượng, độ an toàn và thành phần dinh dưỡng mới chính là những tiêu chí cơ bản khi cô ra quyết định mua một loại thực phẩm nào đó. “Những hàng hóa giá rẻ không đảm bảo chất lượng không c̣n cơ hội tồn tại ở thị trường Trung Quốc trong thời đại này” - Yang Guo-Ling nhấn mạnh.
Giới trẻ Trung Quốc giờ đây cũng sẵn sàng chi hàng chục vạn tệ để mua sắm hàng hiệu, đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Khác với thế hệ ông bà hay cha mẹ họ, uớc mơ đặt chân đến 50 quốc gia trước khi đón tuổi 40 hay sưu tầm trọn bộ túi xách Gucci, Burberry and Hermes không c̣n là những suy nghĩ hiếm gặp ở thanh niên Trung Quốc. Nhiều người có quan niệm, hưởng thụ hết ḿnh khiến khát khao kiếm tiền càng trở nên bùng cháy.
Giờ đây, vấn đề đặt ra cho chính phủ Trung Quốc không chỉ là tạo ra một nền sản xuất lớn mạnh nhằm mục tiêu xuất khẩu, mà c̣n là tạo ra các sản phẩm có chất lượng để hướng đến nhu cầu tiêu dùng của chính người dân trong nước. Từ những chiếc xe hơi mang thương hiệu Trung Quốc như BYD, Buick cho đến những mặt hàng thực phẩm được mua sắm hàng ngày, sự lựa chọn của người người tiêu dùng nội địa không chỉ là thước đo chính xác nhất cho chất lượng một thương hiệu quốc gia, mà c̣n là chỉ số chứng minh sự tự chủ của một nền kinh tế.
Hồng Liên
Theo TTVN/CNN