(ĐVO) Sau hơn một năm nội chiến, Syria mới xảy ra một vụ đào tẩu quan trọng, có ư nghĩa tồn vong đối với chế độ của Tổng thống Assad.
Lúc đầu, chỉ có lính nghĩa vụ và sĩ quan cấp thấp đào ngũ. Cuối năm ngoái, Mustafa al-Sheikh đă trở thành một trong số các vị tướng đầu tiên chạy sang bên kia chiến tuyến và cầm đầu Hội đồng quân sự của Quân đội Syria tự do. Trước vụ đào tẩu của Chuẩn tướng Manaf Tlass, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đă có khoảng 20 viên tướng và 100 sĩ quan cấp tá của quân đội Syria đă đào ngũ. Nhưng không một ai trong số này có thể “thay đổi được luật chơi” trong ván bài quyền lực ở Syria.
Manaf Tlass vốn là bạn thiếu thời và viên tướng thân tín của Tổng thống Assad.
Ảnh EPA
“
Một vụ nổ” trong ḷng chế độ
Chuẩn tướng Manaf Tlass là chỉ huy Lữ đoàn 10 của Lực lượng Vệ binh Cộng ḥa, một lực lượng tinh nhuệ do Maher al-Assad (em trai của Tổng thống Bashar al-Assad) cầm đầu. Lực lượng Vệ binh Cộng ḥa có 6 lữ đoàn và giám sát Sư đoàn 4, lực lượng chính tiến hành các chiến dịch tấn công quân sự trong năm qua.
Mặc dù sự ra đi của tướng Manaf Tlass hầu như không thể làm suy yếu Lực lượng Vệ binh Cộng ḥa, nhưng vụ đào ngũ của một sĩ quan chỉ huy của lực lượng này là một đ̣n nặng giáng vào Tổng thống Assad.
Hơn nữa, Manaf Tlass không chỉ đơn thuần là một chuẩn tướng đào ngũ. Cha của ông là Mustafa Tlass từng giữ chức Bộ trưởng Quốc pḥng suốt 30 năm và là một người thân tín của cố Tổng thống Hafez al-Assad, cha của Tổng thống đương nhiệm Bashar al-Assad.
Hai cha con nhà Tlass đều có vai tṛ to lớn trong giáo phái Sunni chiếm đa số ở đất nước Syria do giáo phái Alawite của ḍng họ Assad thống trị. Chính Manaf Tlass đă giúp Bashar al-Assad lên nắm quyền, khi vai tṛ kế nhiệm của ông vẫn c̣n chưa chắc chắn.
Từ lâu, chế độ hiện nay ở Syria vốn dựa trên liên minh phe phái. Phó tổng thống Farouk al-Sharaa, một nhà lănh đạo tiềm tàng của chính phủ chuyển tiếp, cũng là người Hồi giáo Sunni. Tương tự, chức Bộ trưởng Nội vụ, Giám đốc t́nh báo quân đội và Tổng tham mưu trưởng quân đội Syria cũng là người Hồi giáo Sunni.
Các mối quan hệ của chính phủ với giới kinh doanh người Sunni ở các thành thị, đặc biệt là ở Damascus và Aleppo, cũng chính là một yếu tố sống c̣n của chế độ Assad.
Chia rẽ sâu sắc
Vụ đào tẩu của tướng Manaf Tlass có tiếng vang lớn v́ hai lư do. Thứ nhất, nó phát đi một thông điệp quan trọng tới các tướng lĩnh cao cấp không phải là người của phái thiểu số Alawite. Thứ hai, các vị tướng khác c̣n lại trong quân đội Syria không thể nào có được tầm ảnh hưởng đối với sự tồn tại của chế độ và sự giàu có như gia đ́nh Tlass.
Vụ đào tẩu này cũng có thể kích thích giới thượng lưu của người Hồi giáo Sunni, cả trên chính trường lẫn thương trường, chạy sang phe đối lập. Ngay cả khi không dẫn đến t́nh trạng đào ngũ hàng loạt trong giới quan chức người Hồi giáo Sunni, vụ đào tẩu của tướng Manaf Tlass vẫn có thể gây ra một sự thay đổi trong cán cân quyền lực.
Nhà phân tích Joshua Landis, giám đốc nghiên cứu về Trung Đông tại Đại học Oklahoma (Mỹ), lưu ư rằng tướng Tlass được giao nhiệm vụ dẹp loạn ở Harasta và Douma thuộc ngoại ô Damascus hồi năm ngoái. Ông này đă thương lượng và đạt được một thỏa thuận để hai bên cùng lui quân, nhưng thỏa thuận này đă bị các nhân vật thuộc phái Alawite bác bỏ. Sau đó, tướng Tlass đă bị tước bỏ binh quyền và hết cơ hội thăng tiến.
Tướng Manaf Tlass “cởi bỏ quân phục, khoác lên ḿnh bộ đồ dân sự". Ảnh
Your Middle East
Hăng tin AFP dẫn một nguồn Syria yêu cầu giấu tên nói tướng Manaf Tlass sau đó “đă cởi bỏ quân phục, khoác lên ḿnh bộ đồ dân sự, để râu và và cư trú ở Damascus”.
Nếu có bất đồng về chiến lược trong nội bộ giới tướng lĩnh thân tín của Tổng thống Assad, người ta không thể loại trừ khả năng sẽ có thêm nhiều viên tướng thân tín bất măn như Manaf Tlass rời bỏ chế độ. Điều này sẽ dẫn đến việc thu hẹp phạm vi những nhân vật ra quyết định chính sách và khiến cho chế độ của Tổng thống Assad càng thêm bị cô lập cũng như càng không chịu thỏa hiệp.
Ḍng tộc Tlass đứng về phe nào?
Câu hỏi được đặt ra là liệu ḍng tộc Tlass đứng về phe nào? Liệu vụ đào thoát của tướng Manaf Tlass là nhằm tham gia phe đối lập hay đơn giản chỉ để bảo vệ sự giàu có của ḿnh, khi ông này không ở Thổ Nhĩ Kỳ mà đến Paris với người cha?
Có một điều rơ ràng là tướng Manaf Tlass không thể có trong tay các kế hoạch bài binh bố trận mới nhất của quân chính phủ Syria và việc ông ta gia nhập phe đối lập hiện nay càng khiến cho phe này chia rẽ sâu sắc hơn.
Vụ đào tẩu của tướng Tlass xảy ra vào một thời điểm rất nhạy cảm, khi số vũ khí đạn dược mà Saudi Arabia, Qatar thông qua Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cấp cho phiến quân đă bắt đầu phát huy tác dụng và khiến cho chế độ Assad chịu áp lực quân sự chưa từng có.
Bất kể có tham gia phe đối lập hay không, vụ đào tẩu của cha con nhà Tlass có thể làm gia tăng xác suất về việc chế độ Assad bị sụp đổ từ bên trong. Một nhà ngoại giao Pháp nói với phóng viên Reuters: “Chúng tôi đang nghe được những điều đáng ngạc nhiên và chưa từng có từ các giới chính trị và quân sự Nga”. Ông này ám chỉ việc Nga và Iran có thể cố tạo ra “một vụ nổ bên trong có kiểm soát”, thông qua việc thay thế Tổng thống Assad bằng một chính khách Hồi giáo Sunni mà hai bên đều chấp nhận. Điều này đă được mệnh danh là “phương ánYemen”, một phương án mà Mỹ và Saudi Arabia đă áp dụng để loại bỏ Tổng thống Ali Abdullah Saleh trong năm nay.
Cũng có thể, người kế nhiệm Tổng thống Assad là một chính khách độc lập và cố t́m cách thỏa thuận với một số nhóm phiến quân. Nhưng có một điều chắc chắn là sự đào tẩu của tướng Manaf Tlass đă khiến cho nền tảng hậu thuẫn chế độ Assad đang bị lung lay nghiêm trọng và có thể dẫn đến một sự sụp đổ đột ngột bất ngờ của chế độ này.
Minh Bích (theo BBC News)